FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Ứng dụng kỹ thuật biofloc (BFT) vào nuôi tôm thâm canh

Công nghệ biofloc được khởi đầu bỡi giáo sư Yoram Avnimelech ở Israel và được ứng dụng đầu tiên bỡi Robins McIntosh trong nuôi tôm thâm canh ở Belize, Indonesia. Hãy xem các thông tin chi tiết bên dưới trong bài viết này để tìm hiểu về một công nghệ mới đã được áp dụng trong ngành công nghiệp tôm gần đây.

Hệ thống biofloc được phát triển để cải thiện vấn đề kiểm soát môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Thông thường, nuôi tôm mật độ cao yêu cầu phải có hệ thống xử lý nước thải. Hệ thống biofloc cho phép chất thải hữu cơ và nhóm vi sinh vật tồn tại trong ao. Thông qua quá trình quạt nước và sục khí để duy trì các hạt floc, chất lượng nước được đảm bảo. Công nghệ BFT giải quyết được 2 vấn đề:

- Sự loại bỏ của những dưỡng chất chuyển hóa vào việc nuôi cấy vi sinh vật dị dưỡng xử lý nước ao nuôi.
- Sử dụng Biofloc như là thức ăn bổ sung.

Kết quả, BFT làm giảm chi phí thức ăn và được xem như là một giải pháp để phát triển bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản công nghiệp.

Mật độ vật nuôi cao hơn trong bất kỳ hệ thống nuôi trồng thủy sản nào có nghĩa là hệ thống đó sẽ nuôi thâm canh hơn, đặc biệt là khi không thay nước hay ít thay nước. Mật độ tôm tối ưu cho hệ thống nuôi tôm siêu thâm canh sẽ phụ thuộc vào sự quản lý và mục đích sản xuất. Mật độ nuôi cao dẫn đến hàm lượng vi sinh vật nhiều hơn tương ứng với dưỡng chất nhiều hơn. Điều này sẽ làm tăng nhu cầu oxy của hệ thống nuôi và gia tăng sự hình thành các chất rắn. Ngoài ra, mật độ nuôi cao có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng của tôm, mặc dù tổng sinh khối lớn hơn có thể được sản xuất.

Trong các hệ thống nuôi tôm biofloc siêu thâm canh, mật độ tôm nuôi hoặc mật độ sinh khối tôm có liên quan đến thể tích nước (ví dụ: con/m3 hoặc kg/ m3). Vấn đề này bắt nguồn từ các tài liệu nuôi thủy sản có đề cập đến mật độ hoặc sinh khối trên một đơn vị diện tích như: con/m2, con/mẫu và con/ha. Trong hệ thống biofloc, các quần thể vi sinh vật chủ yếu lơ lửng trong cột nước. Ngoài ra, lợi ích chính của hệ thống này là sử dụng nước ít, đặc biệt là nước mặn có thể hiếm ở các vùng nội địa.

Các yêu cầu năng lượng điện cho sục khí và đảo nước của hệ thống biofloc vượt xa hơn các hệ thống nuôi thông thường và phần lớn các hệ thống nuôi tuần hoàn. Các ao nuôi tôm theo công nghệ biofloc sử dụng máy thổi khí có công suất 25 – 30 hp/ha. Tỉ lệ sục khí cao như vậy không thể áp dụng cho các ao đất chưa cải tiến, vì việc này có thể gây xói mòn đất, cho nên hầu hết các ao nuôi theo công nghệ biofloc đều có lót bạt hoặc lót nền bê tông. Công nghệ Biofloc không được khuyến khích áp dụng cho các khu vực có nguồn điện không ổn định và giá điện cao.

Trong hệ thống biofloc, một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát amonia là C:N mà được bổ sung vào thông qua thức ăn hoặc các nguồn khác. Protein khoảng 30 - 35% có tỉ lệ C:N thấp khoảng 9 – 10:1. Tăng tỉ lệ C:N lên khoảng 12 - 15:1 để kiểm soát nồng độ amonia thông qua các vi sinh vật dị dưỡng. Tỉ lệ C:N thấp có thể được kiểm soát bằng cách bổ sung thêm khẩu phần có C:N cao hơn hoặc làm tăng tỉ C:N bằng cách sử dụng khẩu phần protein thấp. Amonia bị hấp thụ nhanh chóng bỡi vi khuẩn sau khi bổ sung carbohydrate. Kiểm soát amonia bằng vi khuẩn dị dưỡng là ổn định và bền vững hơn tảo.

Có nhiều nguồn nguyên liệu thô có thể được sử dụng để cung cấp carbohydrate cho hệ thống biofloc, bao gồm: ngũ cốc, mật đường, bã mía, cỏ khô bị cắt nhỏ hoặc các nguồn khác. Để kiểm soát mức độ amonia thông qua vi khuẩn dị dưỡng, carbohydrate bổ sung phải được thực hiện theo tỉ lệ cho ăn. Với mỗi kg protein 30 – 38% được bổ sung vào trong hệ thống nuôi, thì nên cung cấp 0.5 – 1 kg carbohydrate.

Quản lý hệ thống nuôi biofloc không đơn giản, đòi hỏi các kỹ thuật tương đối phức tạp cần thiết để đảm bảo hiệu suất cao và hiệu suất hệ thống. 

Nguồn: http://www.blacktigerprawn.info

Dịch bởi: KS. Huỳnh Thị Bích Thinh - Cty Vinhthinhbiostadt


 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi