FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcXu hướng tiêu thụ và tiềm năng của tôm Việt Nam ở các thị trường

Xu hướng tiêu thụ và tiềm năng của tôm Việt Nam ở các thị trường

Số liệu về doanh số bán các sản phẩm tôm trong 18 năm từ 1997 đến 2014 cho thấy, thị phần của 3 thị trường lớn Mỹ, EU và Nhật Bản (theo giá trị) dao động từ 61,80% đến 88,80%. Những năm gần đây, thị phần của các thị trường này có xu hướng giảm so với trước đó. Trên thực tế, việc phân tích các con số cụ thể cho thấy rằng tổng giá trị của 3 thị trường này đã tăng qua từng năm.

1. Thị trường Nhật Bản 2014

Tổng NK tôm năm 2014 đạt 223.423 tấn (-5%), giảm 100.000 tấn so với 10 năm trước đó (giảm mạnh về nhu cầu tiêu thụ)

Năm 2014, NK tôm nguyên liệu đông lạnh và tôm chế biến của Nhật Bản lần lượt giảm 25.000 tấn (-13.3%) và 13.300 tấn (-20%) so với năm 2013

2. Thị trường Mỹ 2014

Mỹ là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất thế giới năm 2014. NK tôm vào Mỹ đạt 568.650 tấn, trị giá 6,7 tỷ USD; tăng 12% về khối lượng (tương đương 60.000 tấn) và 26% về giá trị. Trong đó, NK tôm từ Việt Nam đạt 1,065 tỷ USD, tăng mạnh 28% so với 2013.

3. Thị trường EU 2014

Nhìn chung, nhu cầu tiêu thụ tôm ở châu Âu không cải thiện nhiều trong năm 2014. Tuy nhiên, NK tôm từ các nước ngoại khối vào EU năm 2014 tăng so với 2013 do giá tôm chân trắng giảm từ Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam. Khối lượng NK tôm sú vào EU (thị trường nhạy cảm về giá) giảm. Top 6 thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất trong khối gồm Tây Ban Nha, Pháp, Đan Mạch, Anh, Hà Lan và Italy.

4. Trọng tâm thị trường Nhật Bản

Nhật Bản, thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 3 thế giới, tiếp tục giảm NK tôm do đồng yên mất giá bắt đầu từ tháng 12/2012.

Cuối tháng 9/2014, yên giảm xuống mức thấp 6 năm so với USD với 120 yên đổi được 1 USD, khiến thị trường tôm Nhật Bản xáo trộn.

Giá tôm tính theo yên trong chuỗi các kênh phân phối bắt đầu tăng, gây lo ngại cho hoạt động kinh doanh tôm trước mùa tiêu thụ cao điểm cuối năm. Giá dự kiến tăng thêm 10% so tác động của yếu tố trên. Đây là 1 thông tin không tốt cho các nhà kinh doanh tôm trên thị trường Nhật Bản.

4.1 Văn hóa Nhật Bản ảnh hưởng tới tiêu thụ tôm

Nhật Bản từng tiêu thụ một nửa lượng tôm thế giới tuy nhiên nhu cầu hiện giảm. Mặc dù vậy, tôm vẫn được coi là món ăn ưa thích của người Nhật vì nó tồn tại bằng cách lột xác nhiều lần. Màu đỏ và trắng được coi là màu may mắn ở Nhật. Tôm chuyển sang màu đỏ khi được nấu chín.
Nhật có phong tục mừng năm mới bằng cách bày tôm trên 1 chiếc đĩa đặc biệt và dâng lên chúa với mong ước mọi người sống trường thọ. 

4.2 Nỗ lực tăng tiêu thụ thủy sản ở Nhật Bản

Một bài báo trên Tạp chí Nuôi trồng và Khai thác thủy sản thế giới (World Fishing & Aquaculture) xuất bản ngày 24/3/2013 với tựa đề “Nhật Bản tìm cách tăng tiêu thụ thủy sản” viết về những nỗ lực của chính phủ và ngành thủy sản trong việc thay đổi xu hướng tiêu thụ từ thịt sang các sản phẩm thủy sản trong bữa ăn của người Nhật.

Ngành chế biến thủy sản cũng đang nỗ lực phát triển các sản phẩm mới, dễ chế biến hơn.

4.3 Xu hướng tiêu thụ ở Nhật Bản

Tiêu thụ thủy sản theo đầu người ở Nhật Bản giảm từ 40 kg năm 2007 xuống 33 kg năm 2012, một phần do tăng tiêu thụ thịt và các sản phẩm sữa.

Nguyên nhân tiêu thụ giảm là do các yếu tố như lo ngại về an toàn thực phẩm sau vụ nổ nhà máy hạt nhân Fukushima và công suất khai thác giảm sau thảm họa động đất và sóng thần. Dân số giảm và lối sống thay đổi cũng là nguyên nhân khiến tiêu thụ giảm (theo Euromonitor International, 2014).

(Bài trình bày của ông Phạm Hữu An – đại diện công ty Marubeni trong Hội thảo “Shrimp Outlook” - Vietfish 2015)

Nguồn: http://vasep.com.vn

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi