FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcTômNuôi tôm ở Myanmar

Nuôi tôm ở Myanmar

Với một khu vực tiềm năng cho phát triển nghề nuôi tôm dọc theo bờ biển Rakhine và chính sách mới của chính phủ, nuôi tôm thẻ chân trắng đang thực hiện cuộc xâm nhập Myanmar.

Myanmar có bờ biển dài 2.800 km cùng với mạng lưới các hòn đảo lớn nhỏ trải dài từ Rakhine giáp biên giới Bangladesh cho đến Taninthayi gần biên giới Thái Lan. Đồng bằng Irrawaddy với mạng lưới sông ngòi chằng chịt chảy vào biển Andaman cũng có các hoạt động nuôi trồng thủy sản (bao gồm tôm và cá), tuy nhiên những khu vực này vẫn còn rất nhiều tiềm năng chưa khai thác hết cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản.

Nghề nuôi tôm Myanmar đã bắt đầu từ thập kỷ trước (Taw, 1996 a&b, 1997, 1982; Taw và cộng sự 1984; Htin & Taw 1985). Tôm sú lần đầu tiên được nuôi trong hệ thống bán thâm canh sử dụng nguồn giống thu được từ tự nhiên và được tài trợ bởi ADB (Ngân hàng phát triển châu Á). Sau đó, một dự án lớn hơn của ADB (Dự án phát triển nghề cá nội địa) bao gồm phát triển nuôi tôm sú được tiến hành vào năm 1983.  Năm 1997, dự án của FAO được tiến hành nhằm phát triển các trại sản xuất giống cung cấp cho nghề nuôi. Tuy nhiên, sau đó các chương trình này sau đó không còn nữa, nghề nuôi cũng đi xuống chủ yếu do cơ sở hạ tầng kém và phát triển chậm chạp.

HIỆN TRẠNG NUÔI TÔM MYANMAR

Tôm sú được nuôi theo hình thức quãng canh hoặc quãng canh cải tiến tại Maungdaw, dọc sông Narf gần biên giới Bangladesh từ những năm 1980. Sản lượng tôm khu vực này (khoảng 6.000 ha) ước lượng khoảng 30.000 tấn/năm. Do cơ sở hạ tầng nghèo nàn nên tôm nuôi tại đây được bán cho Bangladest chế biến, xuất khẩu. Một vài trại giống tại đây vẫn còn hoạt động sản xuất để cung cấp tôm giống cho những trang trại nuôi quãng canh cải tiến. Theo kết quả khảo sát của FAO và ADB, tại đây vẫn còn những vùng đất tiềm năng cho nuôi tôm (bao gồm trại giống) dọc sông Rakhine như Yethataung, Sittwe, Kyaukpyu và Thandwe.

Ở Myanmar, có 03 khu vực được dành cho nuôi tôm: Kyaukatan (cách thủ đô Yangon vài cây số), Chaung Tha và Ngwe Saung ở Pathein (khu vực dọc bờ biển phía đông Yangon).  Wetkite, khu vực dọc bờ biển Nam Yangon là một khu vực tiềm năng khác hiện có vài trang trại nuôi thâm canh hoạt động. Năm 2006, tôm thẻ chân trắng được cho phép nuôi tại Myanmar và các trang trại nuôi, trại giống chuyển sang sản xuất đối tượng này. Và một lần nữa, vì sự yếu kém của cơ sở hạ tầng, sự thiếu thốn hệ thống ngân hàng và dịch bệnh đốm trắng đã ngăn cản sự phản triển.

NHÀ MÁY CHẾ BIẾN VÀ KHO TRỮ LẠNH

Theo Cơ quan quản lý thủy sản, Myanmar hiện có 120 nhà máy chế biến trải dài từ Rakhine đến Mergue về phía Nam. Các nhà máy này chế biến tôm đánh bắt, tôm càng xanh và cá. Có 12 nhà máy chế biến và kho trữ lạnh tại Yangon và một tại Pathein có chứng nhận đạt chuẩn của EU.

SỰ QUAN TÂM MỚI

Hiện đã có những mối quan tâm từ chính sách mới của chính phủ cho việc phát triển nuôi tôm. Một mô hình nuôi thử nghiệm semi – biofloc đã được thực hiện thành công tại Kyauktan cùng với trang trại nuôi cua lột. Phải thừa nhận rằng, có một mối nguy rất lớn trong quá trình thực nghiệm vì như chúng ta đã biết cua là vật chủ mang mầm bệnh đốm trắng, tuy nhiên không có lựa chọn nào khác vì sự sẵn có và thuận lợi ở đây về nhiều mặt như ao nuôi sạch và nguồn điện sẵn có.

Trang trại này cách thủ đô Yangon khoảng một giờ đi xe. Cứ 03 ao nuôi thì chia sẽ một ao chứa. Có sáu ao như vậy tại đây áp dụng kỹ thuật semi – biofloc được xây dựng bởi Taw (2012 & 2013). Giống sạch bệnh (SPF) nhận khẩu từ Thái Lan được thả nuôi vào tháng 3/2013, thức ăn sản xuất tại địa phương được sử dụng trong thử nghiệm này. Mục tiêu thử nghiệm cần hướng đến là sản lượng thu hoạch khoảng 5 tấn/ao (tức khoảng 08 tấn/ha),  cỡ tôm vào khoảng 10 – 14 gam/con và hệ số thức ăn là 1,3. Tuy vậy, kết quả thu hoạch đều tốt hơn mục tiêu đề ra, chỉ trừ một ao có vấn đề vì sự cố mất điện trong quá trình thu tỉa làm sản lượng giảm và hệ số thức ăn cao hơn các ao khác.

Kết quả nuôi thử nghiệm tại Myanmar (mỗi ao có diện tích 6.400 m2)



Tác giả: Nyan Taw và Soe Tun

Nyan Taw
là cố vấn cấp cao Liên bang nghề cá Myanmar và cố vấn kỹ thuật tại công ty Blue Archipelago Berhad – Malaysia. Email: nyan.taw@gmail.com  hoặc nyan.taw@bluearchipelago.com

Soe Tun là chủ tịch hiệp hội nuôi tôm Myanmar, Say War Sat Yong Rd, Insein Myanmar. Email: nyeinst@gmail.com

Nguồn: AQUACULTURE ASIA PACIFIC – THÁNG 11 – 12/2013 – VOLUME 9 – NUMBER 6

Dịch bởi: KS. NGUYỄN THỊ KIỀU - CÔNG TY VINHTHINHBIOSTADT

 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi