FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcTômĐã xác định nguyên nhân gây ra hội chứng hoại tử gan tụy cấp EMS/AHPNS

Đã xác định nguyên nhân gây ra hội chứng hoại tử gan tụy cấp EMS/AHPNS

Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS- Acute Hepatopancreas Necrosis Syndrome) hay hội chứng tôm chết sớm (EMS - Early Mortality Syndrome) gọi tắt là "bệnh gan" bắt đầu bùng phát tại Việt Nam năm 2010 đã gây thiệt hại cho người nuôi đáng kể. Bệnh không chỉ diễn ra tại Việt Nam mà còn xảy ra tại các quốc gia nuôi tôm khác.



Tôm bị bệnh thường chết trong giai đoạn sớm từ 07 – 35 ngày thả nuôi, tuy nhiên tôm cũng bị bệnh này vào các giai đoạn 35 – 60 ngày tuổi. Bệnh thường diễn ra vào mùa mưa nhiều hơn mùa nắng. Gan tụy của tôm bị hội chứng này thường bị teo, mềm nhũn, sưng hoặc bị chai. Kết quả phân tích tiêu bản mẫu gan tụy cho thấy tế bào gan bị hoại tử, lượng chất béo dự trữ trong gan hầu như không còn và trong nhiều trường hợp mẫu gan tụy bị nhiễm vi khuẩn ở các mức độ khác nhau.Hội chứng này cũng thường bùng phát ở những vùng/ao nuôi thâm canh có sự tích lũy phospho cao (chẳng hạn như ao nuôi tôm chân trắng cho ăn nhiều thức ăn, ao nuôi cho ăn dư thừa…). Cần nhớ rằng, hàm lượng phospho trong thức ăn không được tôm hấp thu hoàn toàn, 80% lượng phospho có trong thức ăn sẽ bị thải ra môi trường ngoài nếu như nó không được chuyển sang dạng dễ hấp thu trong đường ruột tôm, trong khi đó tôm chân trắng lại cần phải cho ăn một lượng rất lớn hàng ngày vì được nuôi thâm canh mật độ cao.

A- NGUYÊN NHÂN GÂY HỘI CHỨNG HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP

Ngày 2/5/2013 trên trang web của Hiệp Hội Nuôi Trồng Thủy Sản Toàn Cầu (The Global Aquaculture Alliance – GAA) đã đăng tải thông tin “Nguyên nhân gây bệnh tôm chết sớm EMS đã được xác định”. Kết quả nghiên cứu trên được thực hiện và công bố bởi nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Donald Lightner tại Đại học Arizona – Hoa Kỳ. Nội dung tóm tắt như sau:

Nguyên nhân gây bệnh tôm chết sớm (EMS) – hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) do một chủng vi khuẩn duy nhất khá phổ biến là Vibrio parahaemolyticus bị tấn công bởi một loại virus gọi là phage (hay còn gọi là thực thể khuẩn) làm vi khuẩn tạo ra một loại độc tố cực mạnh. Độc tố này phá hủy các mô tế bào, gây rối loạn chức năng cơ quan tiêu hóa và gan tụy của tôm. Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus xâm nhập cơ thể tôm qua đường tiêu hóa, tồn tại và phát triển mạnh trong đường ruột tôm.

B- CÁC TRIỆU CHỨNG HOẶC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP

Trên trang web của Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) chỉ rõ các dấu hiệu lâm sàng của tôm bị nhiễm hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính bao gồm: lờ đờ, chậm lớn, ruột rỗng (không có thức ăn), gan tụy bị teo, tái, nhợt nhạt và thường có những vệt màu đen.Bệnh lan truyền nhanh chóng giữa các ao và trang trại gần nhau hoặc qua sự vận chuyển tôm đã nhiễm bệnh từ trại giống.

Tại Việt Nam, các hiện tượng sau đây thường gặp trong ao nuôi dễ dẫn đến tình trạng tôm nuôi bị nhiễm “bệnh gan tụy” ngay sau đó.
  • Tôm kéo đàn nhiều ngày, tấp mé.
  • Hàm lượng khí độc cao, đặc biệt là nitrte (NO2-).
  • Kéo dài tình trạng độ kiềm thấp (dưới 80 ppm) và pH thấp hơn 7,8 vào buổi sáng.
  • Tảo lam và tảo giáp hiện diện và phát triển trong ao.
  • Phát sáng trong ao tôm.
  • Ao nuôi có sự hiện diện của ốc, hến, cá.
Hội chứng hoại tử gan tụy cấp có thể chia ra làm 2 giai đoạn:
  • Tôm chết dưới 35 ngày tuổi: nguyên nhân có thể đo con giống kém chất lượng có khả năng đã nhiếm sẵn bệnh từ trại giống.
  • Tôm chết  ở giai đoạn 35-60 ngày tuổi: do quản lý ao nuôi kém, nước trong (gây màu giai đoạn đầu không tốt), phèn sắt nhiều, nuôi tôm ở pH thấp, thiếu cân bằng Ca, Mg và K trong ao, thiếu oxy...
C- CẢNH BÁO VỀ SỬ DỤNG VI SINH

Tại hội thảo tư vấn các khu vực bị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên thế giới tại Thái Lan vừa qua đã cảnh báo việc sử dụng chế phẩm sinh học có chất lượng kém có thể dẫn đến nguy cơ gây bệnh gan tụy do các chủng vi sinh gây hại có trong sản phẩm này. Kiểm tra một số chế phẩm sinh học cho thấy các sản phẩm này bị nhiễm vi khuẩn thuộc giống Vibrio, có chế phẩm nhiễm Vibrio parahaemolyticus lên đến 3x103 cfu/g (TSVN 6(157) thứ bảy ngày 16.3.2013)

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi