FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcBiện pháp tiềm năng cải thiện năng suất và giảm khuẩn gây bệnh trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Biện pháp tiềm năng cải thiện năng suất và giảm khuẩn gây bệnh trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Ngành công nghiệp nuôi tôm Thái Lan sản xuất hơn nửa triệu tấn tôm hàng năm, nhưng kể từ khi bị tấn công bởi EMS, sản lượng đã tụt giảm hơn 50% vào năm 2013, dự báo sản lượng tốt nhất của Thái Lan trong năm nay không thể vượt mức 250.000 tấn (1). Mặc dù các trang trại nuôi tôm tại đây được quản lý rất tốt nhưng thiệt hại vẫn xảy ra, điển hình là bệnh phân trắng năm 2010 và EMS năm 2012. Cả hai bệnh này đều có nguyên nhân là do vi khuẩn Vibrio hiện diện trong đường ruột và gan tụy tôm. Cả hai trường hợp này đều dẫn đến hiện tượng giảm ăn, tỷ lệ chết cao ngay sau vài tuần thả nuôi.

Bệnh phân trắng thường xảy ra sau tháng nuôi đầu làm tôm giảm ăn và giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng trong thức ăn. Bệnh dẫn đến tình trạng làm cho tôm yếu đi, mềm vỏ và gan tụy teo nhỏ. Tôm không hấp thu dinh dưỡng được và bài tiết thức ăn chưa được tiêu hóa, hấp thụ, thành dạng phân trắng nổi trên bề mặt nước.

Báo cáo này được thực hiện tại một trang trại nuôi tôm ở Ecuador, ở đây gregarine có nguồn gốc từ đất (soil – originating gregarine) – Nematopsis spp (2) – được xem xét như là mầm bệnh tiềm tàng. Sau khi kết hợp kháng sinh với chất kháng gregarines vào thức ăn, tỷ lệ sống của tôm có cải thiện. Tuy nhiên, tỷ lệ chết vẫn cao có thể do tôm đã nhiễm vi khuẩn có nguồn gốc từ đất (3) (soil – borne bacteria).

Mặc khác, Dr. Lighner và cộng sự (2013) đã xác định nguyên nhân gây ra EMS là Vibrio parahaemolyticus – một chủng vi khuẩn rất phổ biến trong nước lợ và nước mặn, khu trú trong đường ruột tôm bị tấn công bởi phage và tiết chất độc phá hủy hệ tiêu hóa, gan tụy, gây chết hàng loạt (4) (5) (6).

Để chống lại tình trạng suy giảm sản lượng và dịch bệnh EMS tại Thái Lan, các cơ quan chuyên môn đã khuyến cáo người nuôi gia tăng các biện pháp an toàn sinh học, tuy nhiên tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều. Người nuôi vẫn đang tìm kiếm các biện pháp mới nhằm giảm thấp dịch bệnh và tỷ lệ chết của tôm nuôi.

Ngoài việc ứng dụng prebiotic có nguồn gốc thực vật kết hợp với các chất tăng cường miễn dịch (7), ứng dụng các chất khác nhau để cải thiện chất lượng nước và thức ăn…Việc ứng dụng các chất có tính acid như acid hữu cơ kết hợp vơi thức ăn có thể mang lại nhiều tích cực cho việc cải thiện năng suất và kháng khuẩn trong ngành nuôi tôm.

Khẩu phần ăn với các chất có tính acid được biết đến như là nhân tố đặc biệt khống chế các vi khuẩn gram âm, các phương pháp kiểm nghiệm sau đó dường như đang hứa hẹn một giải pháp tốt hơn cho vấn đề này trong nuôi tôm, đặc biệt sau khi các nhà khoa học Nhật Bản khám phá ra EMS có ảnh hưởng bởi môi trường đặc hiệu. Thực nghiệm được tiến hành tại Malaysia phối hợp với trường Đại học Kinki – Nhật Bản cho thấy rằng ở pH thấp, EMS có xu hướng giảm, trong khi ở pH cao hơn thì bệnh bùng phát. Khẩu phần ăn có tính acid có thể cung cấp một giải pháp đẩy lùi dịch bệnh.

Với khẩu phần 0,3 và 0,5% của KDF – một sản phẩm acid hữu cơ của ADDCON – giúp cải thiện tỷ lệ sống lên đến 40% so với lô đối chứng khi cảm nhiễm Vibrio harveyi. KDF là một muối kép của Acid Formic được gắn với potassium (potassium – diformate). 70% thành phần hoạt hóa acid formic hiện diện trong hệ tiêu hóa của tôm sau khi cho ăn.



Phân tử acid formic (là phần tử không mong muốn của vi khuẩn) sẽ thẩm thấu bắt buộc qua thành tế bào vi khuẩn, làm giảm thấp pH nội bào. Điều này dẫn đến việc vi khuẩn phải dùng năng lượng ATP để bơm ion H+ ra ngoài nhằm cân bằng pH nội bào. Quá trình này diễn ra liên tục (vì acid sẽ tiếp tục thẩm thấu qua màng tế bào vi khuẩn) và làm cho vi khuẩn chết vì cạn kiệt năng lượng. (Xem hình bên dưới)

Sau khi vi khuẩn gây bệnh chết thì vi khuẩn có lợi sẽ tăng lên và tiếp tục cạnh tranh mạnh mẽ để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. KDF làm giảm pH từ 6,5 còn lại 5,8.



Tài liệu tham khảo:


 

Tác giả:

Kai J Kühlmann – ADDCON  Asia Co.Ltd., Samut Prakam, Thailand
Christian Lückstädt – ADDCON Bonn, Đức.

Nguồn: The Practical Asian Aquaculture – Vol 4 – Issue 15 – Tháng 10 – 12/2013

Lược dịch bởi: KS NGUYỄN THÀNH QUANG THUẬN – Công ty VinhthinhBiostadt
 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi