FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcTômẢnh hưởng của hiện tượng trắng ruột và bệnh phân trắng đến ao nuôi bán thâm canh tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei ở Tamilnadu (phía nam Ấn Độ)

Ảnh hưởng của hiện tượng trắng ruột và bệnh phân trắng đến ao nuôi bán thâm canh tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei ở Tamilnadu (phía nam Ấn Độ)

Litopenaeus vannamei là một loài mới du nhập đến Ấn Độ, và những nghiên cứu gần đây thường tập trung chủ yếu vào kĩ thuật nuôi loài tôm thẻ chân trắng này. Điển hình như nghiên cứu được thực hiện ở Kodakaramulai, Sirkali taluk, quận Nagai, Tamilnadu. Thực hiện trên 2 ao (diện tích 0.6 ha/ ao), độ mặn trong khoảng 22 – 30 ppt, DO dao động từ 4.0 – 5.0 mg/l vào buổi sáng và 4.5 – 6.5 mg/l vào buổi tối. Ammonia cao nhất là 0.3 ppm và thấp nhất là 0.1 ppm. Sau 50 ngày nuôi, cả 2 ao đều có hiện tượng trắng ruột và nhiễm bệnh phân trắng, khi đó tốc độ tăng trưởng bắt đầu chậm lại. Tiến hành cho ăn thức ăn trộn probiotic (Bacillus sp.) liên tục trong 3 tuần (2 cử/ ngày). Nhận thấy, bệnh có dấu hiệu ngưng lại. Kết quả, tỉ lệ sống ao 1 là 82%. và ao 2 là 85%.

KỸ THUẬT NUÔI TÔM NƯỚC LỢ….

Là kĩ thuật nuôi quan trọng nhất trên thế giới và được báo cáo bởi tổ chức FIGIS (2007). Có khoảng 75% sản lượng tôm nuôi từ các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia. Ở Ấn Độ, phong trào nuôi tôm bắt đầu từ năm 1990 và đạt sản lượng cao nhất giai đoạn 1995 – 1996. Hiện nay, sự phát triển này đang bị đình trệ bởi 2 nguyên nhân chính: dịch bệnh bùng phát do virus và ô nhiễm môi trường nuôi (tích tụ thức ăn dư thừa, chất thải và tảo tàn gây nên hiện tượng ô nhiễm đáy ao).

Dịch bệnh do virus gây ra trên tôm nuôi ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế ở các nước châu Á, châu Mĩ (thiệt hại hàng tỉ đô la Mỹ và gia tăng tỉ lệ thất nghiệp). Điển hình như bệnh do virus đốm trắng (WSSV), hội chứng Taura (TSV), hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV), bệnh đầu vàng (YHV).

Trong nghiên cứu này, hiện tượng trắng ruột và bệnh phân trắng được ghi nhận rõ ràng hơn, nhằm đưa ra hướng xử lí hiệu quả trong ao nuôi.

1) Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Trại thủy sản Durai được xây dựng tại khu vực phía Bắc, cách 10 km so với cửa sông Kollidam (Parhaiyar), vùng Kodakaramulai (11o20’45 độ Bắc và 79o48’ độ Đông). Phía Nam của trại được nâng lên cao hơn 3.5m so với cửa sông và có tổng diện tích là 2.4 ha, trong đó diện tích chứa nước khoảng 1.2 ha. Trại bao gồm 2 ao nuôi và 2 ao lắng (0.6 ha/ ao).

Từ việc chuẩn bị ao, ứng dụng các biện pháp an toàn sinh học cho đến kĩ thuật nuôi của nghiên cứu này đều dựa vào tài liệu của Gunalan và ctv (2013).

Giống tôm thẻ chân trắng L. vannamei sạch bệnh (SPF) và R (post 14 sau khi kiểm tra tình trạng sức khỏe và PCR) được mua từ trại giống Oceanic (Marakanam). Tôm giống được đóng trong các bọc nhựa, bổ sung oxy gấp đôi bình thường, thêm nước đá vào cả bên trong và bên ngoài bọc giống, sau cùng cho bọc giống vào thùng giấy để vận chuyển.

Tôm giống sau khi được chuyển đến trại nuôi, để yên dưới ao trong khoảng thời gian ngắn. Sau đó mở miệng bọc, cho nước ao vào bọc giống từ từ để điều chỉnh nhiệt độ và pH. Mật độ thả là 25 con/ m2 (150.000PLs/ ao). Mỗi ngày đều phải ghi nhận thông số chất lượng nước của ao nuôi. Tôm được cho ăn 4 cử/ ngày vào các thời điểm 7 giờ và 11 giờ sáng, 2 giờ và 5 giờ chiều. Không thay nước trong suốt vụ nuôi. Nhưng lượng nước từ ao chứa thỉnh thoảng vẫn được thêm vào để thay thế cho lượng nước bị bốc hơi. Nước từ ao nuôi sẽ theo miệng cống, qua ao lọc trầm tích đến ao lắng. Nước không được bơm ra khỏi trại nuôi để đảm bảo an toàn sinh học. Sau 40 ngày nuôi, thu mẫu tôm để tính toán tốc độ tăng trưởng và số lượng cá thể. Tiến hành thu mẫu định kì (10 ngày/ lần) để đánh giá kết quả nghiên cứu.

2) Kết quả

Thông số chất lượng nước trong các ao nuôi thử nghiệm được tóm tắt trong bảng 1. Gía trị pH và DO ghi nhận vào mỗi buổi sáng (AM) và buổi chiều (PM). pH biến động trong khoảng 7.5 – 8.0 vào buổi sáng, và 7.9 – 8.4 vào buổi chiều. Tương tự, DO có giá trị từ 4.0 – 5.0 mg/l vào buổi sáng và 4.5 – 5.5 mg/l vào buổi chiều. Nhiệt độ của ao vào buổi sáng là 22oC và buổi chiều là 29oC (bảng 1).

Nhìn chung, nhiệt độ trung bình khoảng 27.5oC, có khi nhiệt độ hạ xuống 22oC do thời tiết trở lạnh vào tuần nuôi thứ 3 hay thứ 4, và tăng lại vào khoảng 28 – 29 oC. Độ mặn cao nhất là 30 ppt, thấp nhất là 22 ppt ở cả 2 ao nuôi. Ammonia cao nhất là 0.3 ppm và thấp nhất là 0.1 ppm. Trọng lượng tôm trung bình mỗi tuần được ghi nhận trong bảng 2. Sau 123 ngày nuôi, kích cỡ trung bình (khi thu hoạch) ở ao 1 là 32.8 g và ao 2 là 33 g.

Sau 50 ngày nuôi thử nghiệm, tôm phát triển chậm và có hiện tượng nhiễm bệnh phân trắng (hình 3, 4 và 5).



Hình 3 Các đoạn phân trắng



Hình 4 Phân trắng trong nhá thức ăn



Hình 5 Các đoạn phân trắng nổi trên mặt nước ở góc ao

Sau khi cho ăn thức ăn có trộn probiotic (Bacillus sp.) liên tục trong 3 tuần (2 cử/ ngày). Nhận thấy bệnh có dấu hiệu ngưng lại và trọng lượng tôm tăng chậm 5 g so với tốc độ tăng trưởng bình thường. Tỉ lệ sống đối với ao 1 là 82% và ao 2 là 85%. Cả 2 ao đều có giá trị FCR trung bình là 1.4. Năng suất trung bình của ao 1 là 5450 kg/ha và ao 2 là 5660 kg/ ha.

3) Thảo luận

Nghiên cứu này trình bày về hiện tượng trắng ruột và nhiễm bệnh phân trắng trên tôm thẻ L.vannamei ở Kodakaramulai, Sirkali taluk, quận Nagai, Tamilnadu, Ấn Độ.

Kết quả cho thấy bệnh phân trắng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm. Do vậy, để tôm đạt tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống tối ưu nên duy trì chất lượng nước tốt (kiểm soát DO, nhiệt độ, pH và độ mặn trong ngưỡng thích hợp).

Thức ăn thừa, chất thải và các chất chuyển hóa khác trong ao cũng có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường ao nuôi.

Độ mặn nên duy trì ở mức 22 – 30 ppt ở cả 2 ao. Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng L.vannamei được nuôi rộng rãi ở khu vực Nam Mỹ lại có ngưỡng độ mặn là 2 – 45 ppt.

pH nước trong ao bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố đó bao gồm pH của nguồn nước, acid đất ở nền đáy và hoạt động sinh học của tôm nuôi trong ao. pH thích hợp đối với tôm thẻ chân trắng là 7.6 – 8.6. Ở nghiên cứu này, giá trị pH dao động 7.5 – 8.0 vào buổi sáng và 7.9 – 8.4 vào buổi tối ở cả 2 ao.

DO dao động từ 4.0 – 5.0 mg/l vào buổi sáng và 4.5 – 6.5 mg/l vào buổi chiều trong suốt giai đoạn nuôi.

Tóm lại, giá trị của các thông số chất lượng nước đều phù hợp với tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng.

Tốc độ tăng trưởng của tôm phụ thuộc vào chất lượng thức ăn. Ở 2 ao thử nghiệm, FCR trung bình là 1.4.

Định kì thu mẫu để đánh giá tình trạng sức khỏe tôm nuôi, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống. Lần thu mẫu đầu tiên là giai đoạn DOC 30, và cứ 10 ngày thì tiếp tục thu mẫu 1 lần. Giai đoạn DOC 50 – DOC 70 đều có dấu hiệu bị trắng ruột và phân trắng nổi lên ở góc ao.

Chalor Limsuwan (2010) báo cáo rằng bệnh này được phát hiện lần đầu tiên trên tôm sú P.monodon nuôi ở độ mặn thấp (3 – 5%). Nhưng sau đó bệnh lại lan rộng đến toàn bộ khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng L.vannamei thương phẩm và chiếm 99% sản lượng tôm nuôi ở Thái Lan. Trong nghiên cứu này, trắng ruột và bệnh phân trắng được khắc phục bằng cách sử dụng vi sinh Bacillus sp. liên tục trong 3 tuần. Tại thời điểm thu hoạch ao 1 và 2, tôm đạt kích cỡ thu hoạch là 33 g. Các nghiên cứu gần đây thường khuyến cáo người nuôi nên sử dụng probiotic để trộn vào thức ăn, duy trì chất lượng nước và quản lý tốt thức ăn để vụ nuôi tôm thành công.

Nguồn: Durai V, B.Gunalan, P. Michael Johnson, M. L. Maheswaran, M. Pravinkumar - Effect on white gut and white feces disease in semi intensive Litopenaeus vannamei shrimp cuture system in south Indian state of Tamilnadu - The Practical  Asian Aquaculture Vol. 6, Issue 22, Otc - Dec 2015.

Người dịch: KS Lê Hải Quỳnh - Công ty Vinhthinhbiostadt

 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi