FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadt20 nam Environ-ACGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Streptococcus iniae, tác nhân gây bệnh “đen thân” trên cá rô đồng (Anabas testudineus)

Cá rô đồng (Anabas testudineus) là loài cá phân bố rộng, có thể sống ở các thủy vực nước ngọt và nước lợ. Chúng phân bố nhiều quốc gia trên thế giới như Úc, Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác (Fishbase, 2010). 

Ở nước ta, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh và đa dạng hóa các đối tượng nuôi chủ lực như cá tra, basa, rô phi, điêu hồng,… đã góp phần nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản.

Gần đây, cá rô đồng đang là đối tượng nuôi chủ yếu ở các tỉnh như Hậu Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang… Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích nuôi cũng như việc thâm canh hóa đối tượng nuôi này đã phát sinh nhiều vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt là dịch bệnh do vi khuẩn. Trong đó, bệnh do nhóm vi khuẩn Streptococcus hiện đang gây nguy hiểm trên nhiều loài cá nuôi và thiệt hại cho nghề nuôi trồng thủy sản trên thế giới hàng năm lên đến 150 triệu đô la (Romalde et al., 2009).

image

Hình: (A) Cá rô bệnh biểu hiện thân đen sậm, mắt đục và bụng to (mũi tên); (B) Xoang chứa dịch máu, gan và tỳ tạng sưng to (mũi tên) 

Trong nhóm vi khuẩn này, Streptococcus iniae gây bệnh trên nhiều loài cá nước ngọt và lợ. Theo một số nghiên cứu gần đây đã tìm thấy ít nhất 27 loài cá nuôi và tự nhiên đã nhiễm bệnh do vi khuẩn S. iniae (Agnew và Barnes, 2007). Tuy nhiên cho đến nay chưa có tài liệu nào công bố về bệnh do S. iniae trên cá rô đồng. Bệnh “đen thân” trên cá rô đồng hiện nay gây thiệt hại lớn cho người nuôi, với tỉ lệ hao hụt trên 50%. Chính vì thế, việc xác định tác nhân S. iniaegây bệnh “đen thân” trên cá rô là vấn đề cấp thiết và được thực hiện trong nghiên cứu này.

Nghiên cứu đã thu được 114 mẫu cá rô đồng bệnh có dấu hiệu đen thân ở các ao nuôi thâm canh khác nhau ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cá bệnh có dấu hiệu khắp vùng lưng màu đen, mắt cá mờ đục, xuất huyết nội quan, gan, thận và tỳ tạng sưng to. Các mẫu cá được kiểm tổng quát các tác nhân gây bệnh. Sau thời gian ủ 24-36 giò ở 28°C, các khuẩn lạc thuần dạng nhỏ li ti, trắng đục được phân lập từ các mẫu gan, thận, tỳ tạng, máu, mắt và não cá bệnh xuất hiện nhiều trên môi trường brain heart infusion agar (BHI ) và thạch máu (BA). 

Quan sát tế bào vi khuẩn nhuộm Gram có hình cầu, dạng chuỗi, Gram dương. Kết quả kiểm tra đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa, kít API 20Strep và giải trình tự gen 16S rRNA đã xác định vi khuẩn phân lập trên cá rô đồng bệnh “đen thân” là Streptococus iniae. Hai chủng vi khuẩn S. iniae điển hình được sử dụng để gây thí nghiệm cảm nhiễm trên cá rô đồng giống khỏe (trọng lượng 3-6 g) bằng phương pháp tiêm 4 nồng độ từ 10^3 đến 10^6 CFU/mL. Giá trị LD50 đạt được là là 3,73×10^3 CFU/mL sau 120 h và 2,43×10^5 CFU/ml sau 144h. 

Kết quả cảm nhiễm đã thỏa mãn định đề Kochs. Cá rô đồng nhiễm bệnh sau khi gây cảm nhiễm có dấu hiệu lâm sàng giống với bệnh “đen thân” ngoài ao nuôi. 

Nguồn: http://aquanetviet.com

 

Từ khóa: Cá rô đồng
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi