FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadt20 nam Environ-ACGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Nuôi tôm độ mặn thấp để kiểm soát vi khuẩn Vibrio



Hình: Trang trại Ecuador có thể sản xuất 10 tấn tôm/ha khi dùng nước ngầm với độ mặn từ 2 - 3 phần ngàn


Kỹ thuật nuôi tôm độ mặn thấp ở miền Nam Ecuador đã được thực hiện ở các trại nuôi trong đất liền sử dụng nguồn nước ngầm được bơm vào các ao có diện tích 0.5 – 1 ha có che phủ bạt. Quạt nước được vận hành trong suốt quá trình nuôi với sản lượng tôm thu được từ 7-10 tấn tôm/ha sau 90 đến 120 ngày nuôi.

Các trại cung cấp giống cho các trại nuôi làm thuần tôm giống trong nước có độ mặn 30 – 50 ppt trước khi vận chuyển đến các trại nuôi (Bảng 1). Khi đến trại, tôm giống lại tiếp tục được thuần trong các bể chứa có độ mặn 2 ppt hoặc thả nuôi trong các ao ương trước khi được nuôi thương phẩm.

Bảng 1 – Kỹ thuật hạ độ mặn các trại giống Ecuador sử dụng để cung cấp giống cho các trại nuôi độ mặn thấp


Theo dõi & kết quả

Trong nghiên cứu của các tác giả, thử nghiệm đầu tiên về phân tích vi khuẩn được thực hiện trong 2 bể ương của trại giống, chứa nước có độ mặn 30 ppt, cung cấp con giống cho các trại nuôi. Ngâm tôm giống (PL 6) trong môi trường thạch và ghi nhận tổng số khuẩn lạc, cả khuẩn lạc xanh và khuẩn lạc vàng (CFU/g).

Thử nghiệm thứ hai được thực hiện khi tôm giống (PL 12) vận chuyển đến các trại nuôi được thuần trong độ mặn 5 ppt trước khi được thả nuôi. Thử nghiệm cuối cùng được thực hiện trong cả ao ương và ao nuôi trong ngày đầu tiên thả nuôi. Khuẩn lạc xanh được định danh là vi khuẩn V.parahaemolyticus.

Tôm giống từ bể các bể của trại giống thả nuôi trực tiếp xác định được trung bình 442.400 khuẩn lạc vàng (CFU/g) và 29.933 khuẩn lạc xanh (CFU/g) (Hình 1) trong khi con giống được ương trong ao xuất hiện 390.000 khuẩn lạc vàng (CFU/g và) 20.933 khuẩn lạc xanh (CFU/g) (Hình 2).

Khi vận chuyển đến các trại nuôi, trung bình 3 mẫu tôm giống (PL 12) được lựa chọn ngẫu nhiên trong các bao với độ mặn 5 ppt và đươc thả nuôi trực tiếp, số lượng khuẩn lạc vàng đếm được giảm xuống 1.236 CFU/g và khuẩn lạc xanh giảm xuống ít hơn 100 CFU/g. Trong các trại khác, số lượng khuẩn vàng trung bình giảm xuống 3.000 CFU/g và khuẩn lạc xanh giảm xuống 102 CFU/g.



Chú thích chữ tiếng Anh trong hình:

Hình 1 - Mật số vibrio trung bình trong tôm giống từ trong ngày đầu tiên đối với trường hợp thả tôm trực tiếp vào ao nuôi
Hình 2 - Mật số 
vibrio trung bình trong tôm giống từ trong ngày đầu tiên đối với trường hợp thả tôm vào ao ương

ppt salinity: Độ mặn tính theo phần ngàn. (thí dụ: 30 ppt salinity có nghĩa là độ mặn 30 phần ngàn)
Yellow vibrio: (Khuẩn lạc) vibrio màu vàng
Green vibrio: (Khuẩn lạc) vibrio màu xanh (lá cây)
Vibrio counts: Số lượng khuẩn lạc
Hatchery: Trại giống
Direct stocking: Thả giống trực tiếp
Growout, Day 5: Ao nuôi, ngày thứ 5 (sau khi thả)
Growout, Day 10: Ao nuôi, ngày thứ 10 (sau khi thả)
Before nursery stocking: Trước khi thả vào ao ương
Nursery, day 5: Ngày thứ 5 sau khi thả ương.


Thả nuôi sớm

Kết quả của thử nghiệm theo dõi cuối cùng của vi khuẩn Vibrio trong tôm giống được thực hiện trong ngày đầu tiên của quá trình nuôi, cả trong các ao ương và ao nuôi thương phẩm. Trong cả 2 trường hợp, khuẩn lạc xanh của V.parahaemoliticus bị loại trừ ở tôm giống trong 5 ngày thả nuôi ở ao ương và 10 ngày thả nuôi ở ao nuôi thương phẩm. Sự khác biệt kết quả của 2 ao có thể do tác động của mức độ oxy hòa tan cao (5 mg/L) ở các ao ương hơn các ao thương phẩm (4 mg/L).

Theo dõi tiếp tục các ao trong suốt quá trình nuôi có độ mặn 3 ppt cho đến khi thu hoạch. Ghi nhận được kết quả đáng chú ý rằng vi khuẩn V.parahaemolyticus không thấy xuất hiện trong các mẫu thử nghiệm ở mô gan tụy và máu của tôm, hoặc ngay cả trong mẫu nước.

Triển vọng

Vibrios được biết đến là vi khuẩn chịu mặn, có thể phát triển trong môi trường nước có độ mặn cao, và quá trình sinh trưởng của chúng bị ức chế trong môi trường nước có độ mặn thấp. Tuy nhiên, khi tôm giống bị cảm nhiễm bởi vi khuẩn Vibrios ở nồng độ cao trong trại giống, dịch bệnh có thể trở lên không thể kiểm soát được.

Đó là một cơ hội tốt khi biết được rằng mức độ cảm nhiễm sẽ quyết định chất lượng con giống tại các trại nuôi, giống như trường hợp hội chứng tôm chết sớm (EMS) có nguyên nhân bởi giống vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Ngay cả khi con giống nhiễm bệnh được nuôi trong môi trường nước ngọt, tôm cũng có thể chết trong những ngày nuôi đầu tiên.

Nguồn: Low - salinity culture water controls vibrios in shrimp post larvae, trang 26 - 27 - GLOBAL AQUACULTURE ADVOCATE, tháng 11 - 12/2014.

Người dịch: KS ĐỖ NGỌC TUẤN - CÔNG TY VINHTHINH BIOSTADT

 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi