FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Enzyme giúp tối ưu hóa C:N để tạo ra môi trường lành mạnh trong nuôi trồng thủy sản

Nghề nuôi trồng thủy sản luôn cần một môi trường lành mạnh, giàu sức sốngcân bằng để tôm, cá có thể sốngtăng trưởng tốt. Một hệ sinh thái như vậy luôn rất cần thiết để có thể gặt hái những mùa vụ thành công vì nó sẽ hạn chế được dịch bệnh và những trở ngại của môi trường nuôi chật chội và ngột ngạt.

Một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt để tạo ra hệ sinh thái như vậy chính là hệ vi sinh vật dị dưỡng hiện diện trong ao nuôi. Vi sinh vật dị dưỡng là những vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ để gia tăng sinh khối vì vậy mà chúng có vai trò loại bỏ chất thải và tối ưu hóa hệ số chuyển đổi thức ăn cho tôm cá, do đó kích thích hệ vi sinh vật dị dưỡng phát triển là việc làm hết sức cần thiết. Thật không may, vi khuẩn dị dưỡng bao gồm cả những vi sinh vật có lợi (probiotics) và những vi sinh vật gây bệnh (pathogenic bacteria). Bên cạnh đó, mật độ nuôi cao trong môi trường chật hẹp đã tạo ra rất nhiều chất hữu cơ (Ni tơ và phospho chiếm phần lớn) nhưng lại không cân bằng cho hệ vi khuẩn dị dưỡng sẵn có trong ao hồ. Điều này thường dẫn đến sự hình thành khí độc và sự phát triển của các loài tảo không mong muốn như tảo lam và tảo giáp.

Như vậy để tạo ra một hệ sinh thái lành mạnh trong môi trường ao nuôi thủy sản bằng con đường kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật dị dưỡng và tối ưu hóa hoạt động của chúng sao cho đạt được mục đích phòng và giảm thiểu bệnh, tối ưu hóa môi trường ao nuôi …cần thực hiện hai việc:

- Bổ sung thêm nguồn vi khuẩn dị dưỡng có lợi từ bên ngoài (probiotics) để lấn át vi sinh vật có hại.
- Cân bằng được hàm lượng vật chất hữu cơ để giúp vi sinh vật dị dưỡng tối ưu hóa vai trò của chúng.

Vi khuẩn dị dưỡng cần một tỷ lệ cân bằng Ni tơ và Carbon để phát triển mạnh. Trong khi Ni tơ rất giàu và luôn dư thừa trong phân tôm, cá, xác tảo …thì carbon lại rất hạn chế trong môi trường ao nuôi. Ni tơ nếu vượt ngưỡng cho phép (vì không được sử dụng hết) sẽ gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho môi trường, biến đổi các chỉ số thủy lý hóa chất lượng nước theo hướng tiêu cực và trực tiếp ảnh hưởng đến chính hệ vi sinh vật dị dưỡng, ngăn chặn sự phát triển của chúng.

Cách đơn giản nhất là bổ sung nguồn carbon hữu cơ từ bên ngoài vào để tái lập sự cân bằng và qua đó giúp cho hệ vi sinh vật dị dưỡng hoạt động hiệu quả hơn, nhanh hơn và mạnh hơn. Dan Willet và Catriona Morrison trong bài viết “Sử dụng mật rỉ đường để kiểm soát ni tơ vô cơ và pH trong ao nuôi thủy sản” (click để xem bài viết này) đã chỉ rõ mật rỉ đường là nguồn carbon hữu cơ lý tưởng để bổ sung vào ao nuôi vì rẻ tiền, giàu carbon và không chứa ni tơ.

Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ cân bằng C:N giúp hệ vi sinh vật hoạt động hiệu quả hơn, nhưng chúng lại có xu hướng tạo thành hạt floc lơ lửng trong môi trường, và để đảm bảo những hạt floc này trở nên hữu ích trong vai trò tối ưu hóa hệ số thức ăn thì hệ thống quạt nước cần phải được đảm bảo vận hành hoàn chỉnh nhằm giúp chúng lơ lửng, ngược lại chúng sẽ lắng xuống và gây ra những tác hại nhất định cho môi trường nuôi. Chính vì thế mà người nuôi cần phải siphon hoặc xã đáy định kỳ để đảm bảo một hệ sinh thái lành mạnh trong ao nuôi của mình.

Nhiều ao nuôi không thể siphon hoặc xã đáy định kỳ, trong khi đó tôm thẻ chân trắng đang được nuôi với mật độ cao, vì vậy hàm lượng hữu cơ – chủ yếu là ni tơ - trong ao luôn rất cao và đó là lý do vì sao hầu hết các ao nuôi đều có khí độc (chủ yếu là NO2), ngay cả trong tháng nuôi đầu. Nhiều người nuôi sử dụng mật đường thêm vào trong quá trình nuôi, khí độc có giảm đi nhưng vẫn tồn tại, đó có thể do những nguyên nhân sau:

- Không sử dụng probiotics chất lượng cao để thêm vào ao định kỳ.

- Lượng carbon thêm vào không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, chứa các phụ gia trong quá trình chế biến và không được tối ưu hóa để vi khuẩn dị dưỡng sử dụng.

- Hệ thống quạt nước không đảm bảo các hạt floc lơ lững.

- Và không siphon hoặc xã đáy định kỳ.

Một giải pháp khắc phục đơn giản nhất với tình trạng trên là cần phải sục khí mật rỉ đường trước khoảng 01 giờ đồng hồ và cho thêm enzyme vào trước hoặc sau khi sử dụng mật đường, tất nhiên probiotics cũng cần thiết sử dụng định kỳ cùng lúc (cách sử dụng hiệu quả probiotics cho ao nuôi tôm chân trắng mật độ cao là 03 ngày/lần).

Enzyme không chứa ni tơ, không carbon, khi được thêm vào ao chúng sẽ liên kết với carbon và làm cho carbon trở nên dễ hấp thu hơn. Enzyme cũng góp phần làm tăng cao hiệu quả của quá trình phân hủy hữu cơ thông qua việc gia tăng tốc độ phản ứng và cho phép phản ứng diễn ra hoàn toàn, giảm lãng phí và thất thoát nguồn carbon thêm vào.

Một số ưu điểm khác của enzyme sau đây sẽ giúp cho ao nuôi có một môi trường tốt là:

- Vì là chất xúc tác sinh học nên không cần chờ thời gian tăng sinh như vi khuẩn.

- Có tác dụng ngay tức thì khi được sử dụng.

Để sản xuất enzyme chất lượng cao đòi hỏi công nghệ sản xuất phải hiện đại và khoa học, nhiều enzyme không thể hoạt động được nếu như chúng không được sản xuất bằng một qui trình hoàn chỉnh. Công nghệ enzyme mang đến một giải pháp hữu hiệu cho nghề nuôi trồng thủy sản nhưng giống như probiotics, enzyme cần phải đảm bảo chất lượng, hoạt động được khi sử dụng vào môi trường ao nuôi và ổn định trong quá trình bảo quản.

Sản phẩm POLYZYMES của tập đoàn GLB (Great Lake Biosystem) là một sản phẩm chất lượng cao đến từ một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới chuyên về công nghệ enzyme cho nhiều lĩnh vực khác nhau chẳng hạn như xử lý nước thải, tràn dầu…bằng công nghệ xanh. Polyzymes đã được chứng minh tính hiệu quả của chúng trong nhiều năm qua tại Hoa Kỳ, các quốc gia khác cũng như Việt Nam trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng. Với thành phần gồm nhiều loại enzyme đậm đặc xúc tác được hầu hết các phản ứng sinh học xảy ra trong ao nuôi, giải quyết nhanh chóng ô nhiễm, giảm khí độc và gia tăng hiệu quả của probiotics.

Kết hợp Polyzymes, Probiotics, Mật rỉ đườngvà hệ thống cung cấp oxy tốt  là giải pháp khống chế khí độc hoàn hảo, tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng, hệ số chuyển đổi thức ăn và giảm thiểu rủi ro dịch bệnh. Đó là cách mà chúng ta cần làm để tạo ra môi trường sinh động, lành mạnh cho động vật thủy sản nuôi.

Bài viết được thực hiện bởi:
KS NGUYỄN THÀNH QUANG THUẬN - Công ty VinhthinhBiostadt

 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi