FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Ảnh hưởng của sự lắng đọng khoáng trên tôm sú trong môi trường ao nuôi có độ kiềm cao

Tóm tắt

Nghiên cứu so sánh các thông số chất lượng nước, tốc độ phát triển, tỷ lệ sống, và năng suất thu hoạch của hai ao (tọa trên cửa sông Vellar miền Nam Ấn Độ) có cùng diện tích, mật độ thả với PL Penaeus monodon 20 âm tính với virus gây bệnh đốm trắng (WSSV) và virus gây bệnh còi (MBV).

Điểm khác biệt cơ bản giữa hai ao là nguồn nước, một ao được lấy từ cửa sông Vellar (ao A), một ao được lấy từ giếng khoan có độ kiềm cao (ao B).

Nhiệt độ hai ao như nhau và đạt 320C sau 185 ngày nuôi. Mặc dù hàm lượng oxy hòa tan (DO) trong ao B gần mức giới hạn dưới sau trong khoảng thời gian 90 ngày cuối cùng của quá trình nghiên cứu, nhưng nhìn chung DO cả hai ao đều nằm trong khoảng cho phép. Độ mặn trong hai ao là như nhau, trên mức tối ưu và tăng sau 185 ngày nuôi. Độ kiềm ao A < 50 ppm và ao B 200 - 320 ppm.

Ở ao B, bắt đầu từ ngày 75 quan sát sự lắng đọng khoáng trên các bộ phận của tôm như mắt, mang. Khi thu hoạch thì thấy có 42% số tôm có hiện tượng lặng đọng khoáng trên cơ thể. Thành phần chính của các hợp chất khoáng là canxi, phosphor và mangan. Tỷ lệ sống của ao A đạt 97% với năng suất 1.65 tấn/ha, ao B đạt tỷ lệ sống 79% với năng suất 1.02 tấn/ha.

Khi phải sử dụng nguồn nước giếng thì cần phải kiểm soát độ kiềm và pha loãng chúng với các nguồn nước khác.

Kết quả

Khoảng nhiệt độ trong ao A là 28.9 – 32.2oC, ao B là 29.8 – 32.1oC. Nhiệt độ hai ao có sự chênh lệch nhỏ sau 185 ngày nuôi (bảng 1).

Tuy nhiên, độ mặn ao A thấp hơn ao B từ ngày đầu tiên cho đến ngày thứ 90, sau đó chúng bằng nhau và sau 185 ngày thì ao A lại cao hơn ao B, độ mặn cao nhất là 45.8 %o trong khoảng thời gian cuối của nghiên cứu.

Hàm lượng DO trong ao A nằm trong khoảng 3.4 – 5.9 ppm, ao B là 3.2 – 5.7 ppm. Trong 45 ngày đầu, hàm lượng DO trong hai ao tương tự nhau nhưng sau đó chúng chênh nhau một khoảng đáng kể.

pH của ao A tăng dần từ 7.7 trong những ngày nuôi đầu và đạt 8.3 khi thu hoạch. Ngược lại, ao “kiềm” (ao B) có pH trong khoảng 8.2 – 8.9 với xu hướng tăng trong suốt quá trình nghiên cứu.

Độ kiềm trong ao B liên tục cao hơn rất nhiều so với ao A. Phổ độ kiềm của ao A là 35.1 – 87.11, ao B là 197 - 321.33 ppm (bảng 1).



Trọng lượng tôm trung bình ổn định trong suốt quá trình nghiên cứu ở hai ao, và khi thu hoạch thì trọng lượng trung bình ao A cao hơn (32.54g) so với ao B (25.01g).

Tốc độ tăng trưởng phức tạp hơn nhiều, ao A có tốc độ tăng trưởng gần như cao hơn ao B. Tốc độ tăng trưởng của ao B giảm mạnh sau 165 ngày và bằng 0 trong ngày cuối của quá trình nghiên cứu (ngày thứ 185).

Có thể thấy tốc độ tăng trưởng không tỷ lệ thuận với  trọng lượng trung bình do sự đóng khoáng trên tôm ao B gây stress làm giảm khả năng tiêu thụ thức ăn đáng kể. Ao A đạt năng suất 1.635 tấn/ha còn ao B chỉ đạt 1.02 tấn/ha. Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn của ao A là 2.82 và ao B là 3.19. Tỷ lệ sống ao A là 95.4% và ao B chỉ đạt 69.87%.

Khi 1.2% số tôm trong ao B bắt đầu bị đóng khoáng từ ngày thứ 75, tiến hành quan sát hiện tượng đóng khoáng trên tôm. Ngày 185, có 42.5% số tôm trong ao B bị đóng khoáng (Hình 2A) và ao A không có con nào gặp hiện tượng tương tự (Hình 2B).

Hàm lượng các thành phần khoáng lắng tụ trên cơ thể tôm được phân tích bằng thiết bị EDX hiệu JOELJSM – 5610 – LVSEM (máy phân tích các nguyên tố bằng độ phân tán năng lượng của tia X). Khoáng lắng tụ trên cơ thể tôm có thể nhìn thấy rõ ngay cả bằng mắt thường khi đưa tôm ra khỏi ao (Hình 2C).

Đốt bụng thứ 6 bị đóng khoáng nặng nhất (Hình 2D). Các hình ảnh được chụp bằng kính hiển vi điện tử cho thấy khoáng lắng đọng một lớp mỏng trên râu và mang (Hình 3A và B). Ở độ phóng đại lớn hơn cho thấy khoáng đóng tụ thành những lớp dày hơn và bị gãy dọc (hình 3C). Hình 3D là hình ảnh của lớp khoáng trên vỏ tôm sắp xếp một cách trật tự. Mỗi một tinh thể dạng hình trứng có đường kính khoảng 8-12 µm và có lẫn với một vài thể hình que ngắn.

Hàm lượng (%) các khoáng cơ bản trên vỏ: mangan 12.87%, Natri 2.18, Magie 0.51, nhôm 5.14, Silica 6.55, phospho 33.22, Canxi 39.53 và trên đốt bụng thứ 6: mangan 49.42%, Natri 0.52, Magie 1.62, nhôm 2.16, Silica 3.17, phospho 32.35, Canxi 10.76. Thành phần chủ yếu của khoáng đóng trên cở thể tôm đo bằng thiết bị EDX là mangan, phosphor và canxi với hàm lượng đa dạng giữa vỏ và đốt bụng thứ 6. Canxi chiếm hàm lượng cao nhất trên vỏ trong khi đó ở đốt bụng thứ 6 là mangan. Ngoài ra còn có các thành phần chính khác như phosphor, magie và silica.





Năng suất thu hoạch tôm của hai ao khác nhau đáng kể. Cả hai ao đều được thả PL 20 với mật độ 7 con/m2 và chỉ khác nguồn nước lấy vào. Ao A cho năng suất 1.65 tấn/ha trong khi ao B chỉ 1.02 tấn/ha. Cả hai ao đều cho năng suất thấp hơn nghiên cứu trước đó của Liu và Manacebo 1983 với mật độ 30 – 70 con/m2 (năng suất đạt được 5.15 tấn/ha).

FCR là công cụ hữu ích giúp giảm chi phí nuôi. Các nghiên cứu trước (Akiyama và ctv, 1991; Tacon và ctv., 1998) chứng minh FCR trung bình là 2.1 với mật độ 10-15 con/m2. Trong nghiên cứu này, FCR của ao A là 2.82, ao B là 3.19, điều này cho thấy mật độ càng thấp thì lượng thức ăn tiêu thụ càng nhiều. Tốc độ tăng trưởng trong ao B là 0.23 g/ngày, ao A là 0.28 g/ngày  và cả hai ao có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với tốc độ trung bình phổ biến là 17 g/ngày (Chen và ctv, 1989).

Chất lượng nước rất quan trọng để có một sản lượng tốt, do đó cần kiểm soát các thông số môi trường hằng ngày và điều chỉnh một vài thông số trong một khoảng tối ưu (Rutledge and Guest, 1977). Nhiệt độ tối ưu trong khoảng 27-33oC (Maguire and Allen, 1992) và nhiệt độ hai ao trong nghiên cứu này là 29 – 32.5oC. DO tối ưu là 3-5 ppm và nếu thấp hơn mức này có thể dẫn đến chết tôm (Lee and Wickens, 1992; Maguire and Allen, 1992; Garcia and Bruna, 1999). DO trong cả hai ao đạt 3.2 – 5.5 ppm, tuy nhiên trong 90 ngày cuối hàm lượng DO trong ao B gần ngưỡng dưới của khoảng tối ưu trên. Độ mặn tối ưu là 15 – 25 %o, nếu cao hơn hoặc thấp hơn khoảng này sẽ gây ảnh hưởng đến sinh lý phát triển của tôm (Garcia and Bruna, 1999). Độ mặn cao hơn sẽ giúp PL sống sót và kháng lại WSSV (Liu and Manacebo, 1983; Alday-Sanz, 2006). Độ mặn của hai ao ban đầu là 25%o và đạt 40 %o trong ao A, 45 %o trong ao B. Độ mặn cả hai ao vượt ngưỡng cho phép và ao B có độ mặn tương đối cao. pH trong ao A luôn nằm trong khoảng tối ưu 7.8 – 8.5 (Lee and Wickens, 1992) trong khi ao B luôn cao hơn mức này 8.2 – 8.9.

Thông số khác biệt rõ ràng nhất giữa hai ao là độ kiềm. Boyd (2005, 2007) đã đặc biệt lưu ý các vấn đề như sử dụng đất, nguồn nước giếng, độ kiềm và trong nghiên cứu này, độ kiềm cao đáng chú ý trong ao B có vẻ là nguyên nhân chính dẫn đến năng suất, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống thấp. Độ kiềm trong ao A nằm trong khoảng tối ưu được báo cáo trong thí nghiệm trước đó là 42 – 140 ppm (Balasubramanian et al., 2004) trong khi kiềm ao B lại cao hơn.

Kiềm trong ao B cao đã dẫn đến kết quả lắng tụ khoáng trên vỏ tôm và trên các bộ phận khác như mắt và mang. Chanratchakool (2003) đã chứng minh rằng độ kiềm trên 150 ppm kèm theo pH trên 8.3 sẽ làm lắng đọng canxi trên vỏ tôm. Đã có những nghiên cứu về loài tôm Rimicaris exoculata khi tiếp xúc với dòng nước mang nhiều khoáng chất và vi khuẩn liên kết với oxit sắt (Corbari và ctv, 2008).

Cơ chế ảnh hưởng của sự lắng tụ khoáng trên bụng và vỏ dẫn đến các vấn đề sinh lý chưa được rõ ràng. Tác giả chưa có bằng chứng chứng minh các lớp khoáng có bám lên thành ruột hay không. Khoáng bám trên mang tôm có thể làm giảm khả năng hấp thụ oxy của tôm trong 90 ngày cuối khi mà hàm lượng DO tương đối thấp trong ao B. Hàm lượng oxy trong máu giảm làm giảm tốc độ phát triển và sức đề kháng của tôm (Scholnick và ctv, 2006).
Đây là nghiên cứu đầu tiên xác định sự ảnh hưởng của độ kiềm cao đến tôm. Để kiểm soát vấn đề này, khi sử dụng nguồn nước ngầm, chúng ta nên pha loãng với nguồn nước không có độ kiềm và cần kiểm soát thật chật chẽ.

Nguồn: A. Gopalakrishnan & et al; Impact of mineral deposition on shrimp, Penaeus monodon in a high alkaline water; Centre of Advanced Study in Marine Biology, Annamalai University, Parangipettai - 608 502, India.

Người dịch: KS. Lưu Thị Hạnh - Công ty VinhthinhBiostadt

 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi