FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Tối ưu hóa chiến lược nuôi tôm cỡ lớn dựa trên khả năng tăng trưởng bù của tôm thẻ chân trắng

Tóm tắt:

Áp lực từ tôm nuôi Châu Á đang khiến người  nuôi tôm ở các nước phương Tây phải cân nhắc lựa chọn những giải pháp sản xuất và và thu hoạch luân phiên. Nghiên cứu tại Viện Hải dương học  cho thấy rằng tôm thẻ chân trắng được nuôi ở hệ thống raceway với mật độ cao có thể đạt trọng lượng 34g (29,4 con/kg) sau 155 ngày nuôi với lượng nước thay ít. Giaỉ pháp thu hoạch hai giai đoạn (hai pha) chứng minh lợi tích nhiều hơn so với thu hoạch một giai đoạn duy nhất.

Mặc dù con tôm sú, Penaeus monodon, là loài tôm được nuôi phổ biến nhất ở châu Á, vị trí thống trị của nó đã đe dọa trong những năm gần đây khi nhiều nông dân nuôi tôm ở châu Á bắt đầu thả nuôi tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương, Litopenaeus vannamei. Hiện nay con tôm thẻ được nuôi ở châu Á nhiều hơn so với phương Tây, góp phần làm tăng nguồn cung và sụt giảm đáng kể giá tôm.

Chiến lược sản xuất luân phiên

Nông dân nuôi tôm tại Hoa Kỳ và các nơi khác đang xem xét áp dụng các chiến lược sản xuất và thu hoạch luân phiên để tránh sự cạnh tranh trực tiếp với nguồn tôm khẩu đến từ châu Á, bao gồm cả việc sản xuất tôm chân trắng cỡ lớn. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít thông tin được công bố về đường cong tăng trưởng và tỷ lệ thức ăn của con tôm thẻ L. vannamei cỡ lớn, và thậm chí còn có ít thông tin hơn về các chiến lược để tối ưu hóa việc thu hoạch.

Nghiên cứu của Viện Hải Dương Học Hawai

Trong một nỗ lực để phát triển nuôi tôm thẻ cỡ lớn mật độ cao trong điều kiện an toàn sinh học, các nhà nghiên cứu của Viện Hải dương học đã thả tôm thẻ sạch bệnh L. vannamei ở một bể raceway 58,4 m2 (Hình 1) với mật độ 705 con/m3. Sau 86 ngày, tỷ lệ tôm sống trong nghiên cứu giai đoạn 1 là 70,3%, trọng lượng tôm thu hoạch là 17,9 g (55,8 con/kg), tốc độ tăng trưởng là 1,37 g/tuần (Bảng 1). Sinh khối tôm là 8,9 kg/m3, và lượng nước thay trong suốt thử nghiệm ít hơn 2%/ngày.

Ngay sau khi thu hoạch lần đầu (pha 1), khoảng 24% lượng tôm được bổ sung vào bể raceway, có 55% lượng nước cũ với mật độ 118 con / m3. Trong bể pha 2, tỷ lệ tôm sống là 87,8% sau 69 ngày nuôi, trọng lượng tôm thu hoạch là 34,2 g (29,2 con/kg), tốc độ tăng trưởng là 1,65 g/tuần.
Trong suốt giai đoạn nuôi thứ hai (pha 2), tôm biểu hiện sự tăng trưởng theo hướng phát dục khác nhau. Tốc độ tăng trưởng của con cái là 1,88 g/tuần và trọng lượng thu hoạch là 36,9 g (27.1 con/kg), trong khi đó đối với con được là 1,42 g/tuần và trọng lượng thu hoạch là 31,5 g (28.4 con/kg). Các thử nghiệm cho thấy tôm có thể tăng trưởng lên đến trọng lượng 34,2 g (29.2 con/kg) sau 155 ngày khi nuôi ở mật độ cao và ít thay nước.



Biểu đồ 1: Tôm phát triển trong hệ thống nuôi an toàn sinh học. Chú ý đến sự tăng trưởng nhanh của tôm sau khi thu tỉa ở tuần thứ 12

Dịch nghĩa các từ tiếng anh trên biểu đồ:

- Time (weeks):
Thời gian (tính bằng tuần)
- Mean weight (g): Trọng lượng của tôm (tính bằng gam).
- Growth Rate (g/week): Tốc độ tăng trưởng của tôm (tính bằng g/tuần)

Sự tăng trưởng bù

Có một điều thú vị rằng, tỷ lệ tăng trưởng hàng tuần của tôm tăng từ 0,95 g - trong suốt tuần thứ 12 đến lần thu hoạch đầu tiên – lên đến 2,6 g trong hai tuần sau khi thu hoạch lần đầu (Hình 1). Sự tăng trưởng ấn tượng này cho thấy rằng tôm thẻ L. vannamei có khả năng tăng trưởng bù.
Bảng 1: Sự tăng trưởng của tôm thẻ L.vannamei trong hệ thống raceway, khoảng 24% tôm thu được trong giai đoạn 1(pha 1) được thả lại ở giai đoạn 2 (pha 2)

 
Các thông số Thử nghiệm pha 1 Thử nghiệm pha 2
Mật độ thả (tôm/ m3 nước)
Thời gian thử nghiệm (ngày)
Trọng lượng tôm (g)
Trọng lượng thu hoạch(g)
Tỷ lệ sống( %)
Tốc độ phát triển (g/tuần)
Sinh khối (kg/m3)
Lượng nước sử dụng (l/kg tôm)
705
86
1.06
17.9
70.3
1.37
8.9
219
118
69
17.90
34.20
87.80
1.65
3.5
229
 
 
Quá  trình tăng trưởng bù xảy ra khi một sinh vật thể hiện tốc khả năng tăng trưởng nhanh hơn so với bình thường khi phục hồi sau một thời gian bị giới hạn tăng trưởng. Đối với một số loài cá, sự tăng trưởng bù được thể hiện khi nhóm cá thử nghiệm mau đói, ăn mồi nhanh và có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nhóm cá được cho ăn liên tục.

Trong trường hợp này, sự giới hạn tăng trưởng là do quá trình nuôi tôm ở mật độ cao, do đặc tính tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào mật độ nuôi ở tôm he. Những nghiên cứu trước đây tại Viện Hải dương học cho thấy tôm L. vannamei cho thấy sự gia tăng nhanh chóng và đáng kể RNA và tỷ lệ RNA/DNA khi cho tôm ăn trở lại sau nhiều ngày bỏ đói. Do vậy, đây là dấu hiệu cho thấy loài tôm này có khả năng tăng trưởng bù khi giải tỏa áp lực mật độ nuôi.

Thời điểm thu hoạch tối ưu

Từ góc độ quản lý trang trại, chúng ta có thể khai thác sự tăng trưởng bù của tôm thông qua các chiến lược thu tỉa để tăng sản lượng và lợi nhuận của đàn tôm nuôi.

Một phân tích kinh tế do Viện Hải dương học thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu từ các thử nghiệm nuôi thương phẩm cho thấy rằng thu tỉa có lợi hơn 8,8% so với thu một lần duy nhất nếu giai đoạn 2 (pha 2) tôm được thu hoạch sau bốn tuần. Ngược lại, nếu giai đoạn 2 được thu hoạch sau 10 tuần, thì sẽ có một sự sụt giảm doanh thu 5,9% so với thu hoạch một lần duy nhất. Trong trường hợp này, sự gia tăng sản lượng tôm khi thu tỉa cũng không bù đắp được sự uổng phí cơ hội khi thực hiện nhiều những chu trình chuẩn mực hơn.

Các phân tích tài chính được thực hiện sử dụng đơn vị phân tích của một hệ thống raceway  và giả định thu hoạch được 3,87 vụ / năm khi thu tôm một lần, 3,01 vụ khi thu tôm giai đoạn 2 (pha 2) sau 4 tuần, và 2,25 vụ khi thu tôm giai đoạn 2 sau 10 tuần. Chi phí thức ăn đã được giả định là 0,70 USD / kg, với các chi phí khác được coi là tương tự ở các trường hợp. Thu tỉa sẽ làm tăng chi phí thu hoạch phần nào.

Mặc dù dựa trên phân tích này thu tỉa sẽ có lợi hơn, chiến lược này đã không được tối ưu hóa. Đường cong tăng trưởng và tốc độ cho ăn đối với tôm lớn theo các trường hợp sản xuất khác nhau là cần thiết để phát triển các mô hình thu hoạch hiệu quả. Cuối cùng, các mô hình này có thể được người nông dân áp dụng để tăng sản xuất và nâng cao lợi nhuận.

Nguồn: http://pdf.gaalliance.org/pdf/GAA-Moss-Oct05.pdf


Dịch bởi: KS ĐỖ NGỌC TUẤN - CÔNG TY VINHTHINHBIOSTADT

 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi