FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadt20 nam Environ-ACGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Nuôi cá rô phi trong môi trường nước mặn

Trên thế giới, hầu hết cá rô phi được nuôi ở vùng nước ngọt hoàn toàn hoặc vùng nước lợ (độ mặn thấp). Tuy nhiên, khả năng chịu đựng cao của một số loài cá rô phi lai cho thấy rằng việc nuôi cá rô phi trong điều kiện nước lợ hoặc thậm chí cùng nước có độ mặn cao là hoàn toàn có thể thực hiện được. Điều này sẽ mở ra khả năng mở rộng đáng kể việc nuôi cá rô phi ở những vùng ven biển nhiệt đới và khô hạn, qua đó có thể tăng cao sản lượng cá rô phi trên toàn cầu.



Cá rô phi là loài thủy sản nuôi quan trọng thứ hai trên thế giới hiện nay, sau cá chép, với khả năng mở rộng đáng kể việc nuôi chúng trong môi trường nước mặn.


Hiện tại đã có nhiều phương pháp nuôi cá rô phi trong nước mặn được áp dụng, bao gồm nuôi trong ao đất, nuôi trong lồng bè, nuôi trong hệ thống tuần hoàn…Những mô hình nuôi này đều đã được thực hiện có kết quả tốt trong điều kiện thí nghiệm lẫn trong ao nuôi thương mại tại các quốc gia vùng Caribbean như Jamaica, Mexico, Ecuador, Puerto Rico, tại châu Á như Đài Loan, Philippines, Thái Lan, và một số quốc gia khác như Cô oét, Ả rập Saudi, Ai Cập.

Nuôi cá rô phi trong nước mặn

Hawai là nơi có những nỗ lực đầu tiên thực hiện nuôi cá rô phi Oreochromis mossambicus (ND - Ở Việt nam gọi là cá rô phi cỏ, rô phi đen) trong nước mặn từ những năm 1950 dùng để làm mồi câu cá ngừ đại dương. Cũng thời gian này, tại Israel nhiều thử nghiệm khác đã được thực hiện trên ao đất, bể  xi măng và bể kính đối với hai loài cá rô phi O. aureus  Tilapia zillii để đánh giá khả năng thích ứng của chúng trong môi trường nuôi nước mặn.

Các nghiên cứu cũng đồng thời được thực hiện trong những vùng nước mặn sa mạc và đầm lầy. Kết quả cho thấy rằng cá rô phi O. aureusO. niloticus có thể nuôi cấy ở vùng nước lợ mặn thấp, từ 3,6 đến 14,5 phần ngàn.

Cá rô phi đỏ (ND - Việt Nam gọi là cá điêu hồng) thích hợp trong môi trường nuôi nước mặn nhờ thừa hưởng tính trạng chịu mặn của bố mẹ O. aureus và O. niloticus và các loài chịu mặn cao là O. mossambicus O. hornorum. Nhiều loài cá rô phi có thể thích ứng với nước mặn bằng cách thuần hóa hoặc làm thích nghi chúng từ từ. Sự thích nghi về độ mặn, nhiệt độ và khả năng sinh sản là những yếu tố quan trọng để đánh giá sự phù hợp của cá rô phi trong điều kiện nuôi nước mặn.

Lưu ý về môi trường

Việc đưa cá rô phi vào môi trường nuôi nước mặn có thể tác động tiềm tàng đến hệ sinh thái, và như thế có thể làm hạn chế khả năng phát triển chúng trong các vùng nuôi nước mặn. Cá rô phi đen có thể thích ứng với độ mặn lên đến 120 phần ngàn, phát triển trong ao nuôi có độ mặn từ 36 – 40 phần ngàn và có thể sinh sản được trong điều kiện độ mặn cao tới 49 phần ngàn.

Ký sinh trùng

Tính nhạy cảm với nhiễm ký sinh trùng biển là một trở ngại tiềm ẩn đối với nuôi cá rô phi thương mại. Một ví dụ là giun dẹp (Neobenedenia melleni), ký sinh trên đầu và mắt cá, chúng ăn chất nhầy và biểu mô, gây tổn thương bên ngoài, mù lòa và phơi nhiễm thứ phát nơi lớp hạ bì với vi khuẩn, virus và nấm, cuối cùng là làm cho cá chết.

Các triệu chứng nhiễm ký sinh trùng đã được báo cáo nhiều tại Florida, Hawai (Hoa Kỳ)… bao gồm giảm ăn, sờn vây, lờ đờ, sản sinh một lượng lớn chất nhầy khi nhiễm ký sinh trùng, xuất huyết và mờ giác mạc. Các triệu chứng khác có thể gặp là bơi mất phương hướng, xuất huyết và gan nhạt màu.

Một số hóa chất đã được báo cáo là có hiệu quả chống lại ký sinh trùng. Formaline có thể điều trị cho cá rô phi đỏ với liều 60mg/lit trong 30 giây nhằm loại bỏ giun kết hợp chuyển sang môi trường mới tốt hơn. Thuốc tím cũng được sử dụng với nồng độ 0,25 – 1,0 mg/lit trong 10 phút. Một số hóa chất khác cũng được sử dụng như gồm sulfat đồng, mebendazol, paraziquantel và benzocain. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất trong sản xuất cá quy mô thương mại thường không khả thi vì chi phí cao và không được ủng hộ vì có thể gây hại cho người tiêu dùng, môi trường….

Nguồn: CESAR C. ALCESTE, M.SC. 
Consultant – Tilapia Production, Processing & Marketing, Miami, FL USAConsiderations for tilapia farming in saltwater environments, Global Aquaculture Advocate, 2017.

Lược dịch bởi: KS. Nguyễn Thành Quang Thuận - Công ty Vinhthinh Biostadt
 

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi