FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Kỹ thuật bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây chanh dây

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về diện tích trồng chanh dây (hay goi là lạc tiên) và giúp bà con nông dân hiểu thêm về loại cây trồng này. Chúng tôi xin giới thiệu quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc, bón phân hợp lý cho cây Chanh dây để đạt hiểu quả cao nhất.
 

I. Yêu cầu khí hậu đất đai:

Cây chanh dây nói chung không kén đất, nhưng tốt nhất là chọn đất thoát nước tốt, không để đọng nước. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng canh tác sâu >50 cm, độ mùn trên 1% và pH 5,5-6. Ở vùng đất bằng phẳng, ấm áp, ẩm ướt, chanh dây phát triển rất tốt.

Chanh dây đòi hỏi khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa trung bình từ 1.600mm trở lên, phân bố đều, đặc biệt trong thời kỳ ra hoa ít bị mưa bão. Nhiệt độ thích hợp từ 16 – 30oC, không có sương muối.Giống quả tím thích hợp vùng á nhiệt đới, cao độ 1000-1200m so mặt biển cho chất lượng quả tốt. Ngược lại giống quả vàng thích hợp vùng nhiệt đới, độ cao <600m.

II. Kỹ thuật trồng

1. Chuẩn bị đất trồng :

Trồng chanh dây được trên mọi địa hình. Thích hợp với các loại đất thoáng xốp, giàu chất hữu cơ như: Đất thịt nhẹ, đất đỏ Bazan … Đất quá chua hoặc quá kiềm cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triến của cây.

– Làm sạch cỏ dại, cào san cho mặt đất bằng phẳng.

– Trên các địa hình đất dốc nên làm các rãnh thoát nước tránh rửa trôi, xói mòn.

– Đào hố kích thước 60 x 60 x 60cm, bỏ lớp đất mặt 1 bên. Bón vôi 0,5 kg/hố sau đó tiến hành bón lót phân chuồng 10-15kg + 0,5 kg lân/hố. Trộn đều với lớp đất mặt.

2. Quy trình bón phân: trên diện tích 1,000m2

Giai đoạn bón lót : 

Ngoài lượng phân chuồng, phân lân, vôi theo tập quán canh tác cần bổ sung thêm 5- 10kg Wokozim hạt  + 10- 20 kg NPK 20-15-17 +TE

Giai đoạn bón thúc :

Từ khi trồng đến cây con 2 tháng tuổi: 10- 20 kg NPK 18- 10- 10 +TE cho mỗi lần bón. Tháng bón 2 lần.

Từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi: 15- 25 kg NPK 20-15-17 +TE cho mỗi lần bón. Tháng bón 2 lần.

Chanh dây thời kỳ kinh doanh: Bón 25- 30 kg NPK 20-15-17 +TE kết hợp 10- 15kg Wokozim hạt. Tháng bón 1 lần.

III. Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây chanh dây.

1. Bệnh hại:

Bệnh hại thường gặp trên chanh dây chủ yếu: đốm vòng , đốm mắt cua, sần sùi cứng trái, phấn trắng…

Trên cây mới chớm bệnh : sử dụng bộ đôi Sulfex 80WG + Eminent 125/150SE pha theo hướng dẫn trên bao bì phun 1 lần mới chớm bệnh hoặc phun ngừa vào đầu mùa mưa.

Trên cây đã bệnh nặng : chia 2 lần phun cách nhau 1 tuần với bộ đôi (Sulfex 80WG + Eminent 125/150SE). Kết hợp tỉa cành tạo tán bỏ lá già, cắt đọt thay đọt mới. 10 ngày phun phòng lại với Sulfex 80WG ( 30- 40g/ bình 25 lít) kết hợp Wokozim  lỏng ( 30ml/ 25 lít nước) tăng cường sức đề kháng, bổ sung khoáng trung vi lượng giúp tược mới cứng cáp hơn.

2. Sâu hại:

Nhện đỏ:  Làm cho lá non và đọt non bị xoăn lại, lá mau rụng và chậm ra lá non, làm cho lá vàng khô và rụng. Gây thiệt hai cho nhà vườn, nhện đỏ thường gây hại nặng ơ mùa khô nóng và thời gian bị hạn trong mùa mưa.

Biện pháp phòng trừ: Sử dụng Sulfex 80WG ( 30- 40g/ bình 25 lít) phun ướt đẫm mặt trên và dưới lá. Có thể kết hợp thêm Wokozim lỏng ( 30ml/ bình 25 lít) để tăng cường dinh dưỡng tái tạo cơi đọt mới phát triển.


Bọ xít, bọ trĩ: bọ xít gây hại bằng cách chích hút vào hoa, đọt non và trái non làm cho trái bị lốm đốm làm giảm phẩm chất trái nếu gây hại nặng có thể làm rụng trái.

Biện pháp phòng trừ: sử dụng Tricel 48EC (25ml/ bình 25 lít) kết hợp Wokozim lỏng ( 30ml/ bình 25 lít) tái tạo đọt mới.

Rệp sáp, sâu đục thân: Gây hại chủ yếu ở các bộ phận như: thân, lá, quả non, các khe cạnh giữa các phiến lá. Chúng chích hút nhựa cây, làm cho cây chậm phát triển, quả nhỏ.

Biện pháp phòng trừ: sử dụng Tricel 48EC kết hợp dọn cỏ tạo sự thông thoáng cho vườn.

Lưu ý : khuyến cáo phun thuốc vào buổi sáng 7h đến 9h hoặc chiều mát. Khi phun thuốc chú ý tránh thời gian cây nở hoa vào sáng sớm, ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn của hoa. Cần thăm đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh hại kịp thời để phòng trừ có hiệu quả tốt. Nên áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp.

 

Bài viết được thực hiện bởi:  Đỗ Đông Cường - bộ phận Nông Nghiệp- công ty Vinhthinh Biostadt.

Tư vấn kỹ thuật: 0915 446 744


 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi