FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt
Trang chủ Trang chủTin tứcTômLợi ích của Nucleotide trong nuôi tôm

Lợi ích của Nucleotide trong nuôi tôm

Môi trường là yếu tố chính ảnh hưởng đến tôm nuôi. Nucleotide thêm vào khẩu phần ăn có thể giúp tôm vượt qua ảnh hưởng này và đạt sản lượng cao.

Những thử nghiệm gần đây cho thấy rằng, thức ăn được bổ sung các nucleotide kích thích miễm dịch có thể giúp tôm gia tăng khả năng kháng bệnh và cải thiện tốc độ tăng trưởng. Nucleotide cũng cho kết quả tốt như là một giải pháp thay thế artemia trong khẩu phần thức ăn ương nuôi ấu trùng tôm.

Hệ miễn dịch là sức mạnh của sinh vật nhằm giúp chúng kháng lại mầm bệnh hoặc chất độc xâm nhập từ bên ngoài. Miễn dịch có thể được thừa hưởng do di truyền, có được một cách tự nhiên hoặc do nhân tạo. Tạo ra một hệ miễn dịch vững mạnh cho động vật thủy sản nuôi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng kể từ khi các bệnh do vi khuẩn hoặc virus trở thành mối nguy lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản.

Cá, và các động vật không xương sống khác có hệ miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu. Chúng có một “bộ nhớ miễn dịch” do đó chúng có thể ghi nhớ những mầm bệnh xâm nhập trước đó. Tôm, ngược lại, không có hệ miễn dịch đặc hiệu, chúng phụ thuộc hoàn toàn vào hệ miễn dịch không đặc hiệu để chống lại mầm bệnh. Tuy nhiên, “bộ nhớ miễn dịch” đặc hiệu của tôm vẫn chưa được biết rõ.

Các chất kích thích miễn dịch tác động đến hệ miễn dịch của tôm nuôi được bổ sung vào thức ăn. Nucleotide và Glucans là những chất được kỳ vọng nhất trong việc làm cho hệ miễn dịch của tôm trở nên mạnh mẽ. Chúng cung cấp cho tôm khả năng kháng bệnh và vượt qua tình trạng “sốc”. Trong khi Glucans có nguồn gốc từ vách tế bào nấm men thì Nucleotide được lấy từ bên trong tế bào nấm men. Nucleotide là đơn vị cơ bản góp phần xây dựng nên chuỗi nucleic acid DNA và RNA. Khẩu phần ăn có bổ sung nucleotide sẽ hỗ trợ tăng trưởng tối ưu và tăng cường chức năng của các tế bào chuyển hóa như lymphocyte (tế bào bạch huyết, lympho bào), macrophages (các đại thực bào) và tế bào ruột. Các cơ chế hoạt động tích cực là:

-          Kích thích tế bào miễn dịch.
-          Tác động đến probiotic  trong ruột.
-          Ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập, kích thích các chủng Lactobacillus.
-          Tác động đến chuyển hóa của tế bào ruột.
-          Cải thiện tổng hợp protein
-          Giải độc nhanh hơn.

CHẤT GIẢM “SỐC” (STRESS)

Áp lực chính gây sốc tôm nuôi chính là môi trường sinh sống của chúng (nước và chất lượng nước). Một trong những yếu tố chất lượng nước là độ mặn. Yếu tố này được áp dụng trong các thực nghiệm nghiên cứu hiệu quả của nucleotide như là một chất kích thích miễn dịch.

Trong nghiệm thức thứ nhất, tôm sú thí nghiệm có trọng lượng ban đầu là 6,97 grams và độ mặn được thay đổi định kỳ - như là một yếu tốt gây sốc – để kiểm chứng hiệu quả của nucleotide. Nucleotide được cho ăn với liều lượng 1 kg/tấn thức ăn và 2 kg/tấn thức ăn. Lượng cho ăn hàng ngày là 8% trọng lượng thân và chia làm 4 cữ cho ăn. Yếu tố gây sốc được thực hiện ở ngày tuổi 25. Cứ mỗi 10 ngày thì độ mặn được giảm rồi tăng theo thứ tự 10 ppt (phần ngàn). Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi độ mặn của nước ở các lô thí nghiệm giống nhau thì không có sự khác biệt về tăng trọng. Tuy nhiên, khi độ mặn giảm lần đầu tiên vào ngày 25 thì hiệu quả của nucleotide có thể nhìn thấy rõ. Sau thí nghiệm, sai khác về tăng trọng của hai lô thử nghiệm cho ăn nucleotide cao hơn đáng kể so với lô đối chứng, lần lượt là 17,8% và 24,7%.  Tăng trọng giữa hai lô cho ăn nucleotide thì không có sai biệt có ý nghĩa.

Kết quả thí nghiệm của nghiệm được trình bày trong bảng 1



Ở nghiệm thức 02, đáp ứng miễn dịch của tôm sú được kiểm chứng dưới điều kiện độ mặn cực cao, 45 ppt (phần ngàn). Thí nghiệm được thực hiện trong thời gian 60 ngày với liều lượng nucleotide được bổ sung vào thức ăn là 0,2% và 0,4% cho mỗi ký thức ăn. Tỷ lệ cho ăn hàng ngày là 0,8% trọng lượng thân và cho ăn 04 cữ/ngày. Điều kiện độ mặn cao được áp dụng ngay từ ngày đầu tiên.

Kết quả cho thất hiệu quả của nucleotide được trình bày trong bảng 2



Kết quả trong phòng thí nghiệm đã mang đến một số thông tin cần thiết, tuy nhiên nó không được đảm bảo chính xác nếu thực nghiệm ngoài ao nuôi không được tiến hành. Chính vì thế thực nghiệm trên ao nuôi đã được thực hiện.

Ao đối chứng có diện tích 0,3 ha và các ao thử nghiệm với nucleotide có diện tích 0,4 ha. Mật độ thả là 23 con/m2. Trọng lượng ban đầu của tôm là 0,1 g. Thời gian thử nghiệm là 98 ngày và nucleotide được cho ăn với liều lượng 0,2%. Độ mặn ao nuôi trung bình từ 35 – 41 phần ngàn (mức trung bình là 38 phần ngàn).

Tăng trọng của tôm nuôi ở lô cho ăn nucleotide cao hơn 9,8% so với lô đối chứng và sai biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê ngay từ giai đoạn đầu thí nghiệm. Tuy nhiên, do gặp phải vấn đề phát sáng nghiêm trọng trong ao nuôi với nghiệm thức cho ăn nucleotide nên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống thấp. Mặc dù vậy kết quả thí nghiệm cũng chỉ ra rằng thức ăn được bổ sung nucleotide đã có tác động tích cực đến tăng trưởng của tôm dưới điều kiện nuôi khắc nghiệt thể hiện qua chỉ số huyết cầu (hemocyte) tăng cao giúp tôm nuôi có thể chống lại mầm bệnh xâm nhập.

NUCLEOTIDE CHO TÔM GIỐNG

Thức ăn chính của ấu trùng tôm giống là Artemia. Giá trị dinh dưỡng của Artemia có thể gia tăng khi được bổ sung nucleotide. Trong trường hợp này, ấu trùng artemia đóng vai trò trung gian chuyển nucleotide đến cho giai đoạn ấu trùng tôm. Kết quả là hệ miễn dịch của ấu trùng tôm trở nên vững mạnh hơn, tốc độ phát triển nhanh hơn và tỷ lệ sống cao hơn.

Xem thêm chi tiết thí nghiệm và toàn bài viết tại đây: http://www.allaboutfeed.net/Nutrition/Feed-Additives/2007/2/Benefits-of-nucleotides-in-shrimp-farming-AAF011081W/

Tác giả: Joachim W Hertrampt và Shravan K Mishra

Nguồn: http://www.allaboutfeed.net

Dịch bởi: KS NGUYỄN THÀNH QUANG THUẬN – Công ty Vinhthinhbiostadt.com

 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi