FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Kết hợp probiotics để nâng cao hiệu quả sử dụng vi tảo trong sản xuất tôm giống

Dùng tảo đông khô thay thức ăn sống kết hợp với vi khuẩn có lợi đa loài (probiotics) sẽ giúp nâng cao độ đồng đều, màu sắc, sức khỏe và sức hoạt động của tôm giống. 

Thức ăn chiếm phần lớn nhất trong chi phí sản xuất tôm giống, vì vậy cần kết hợp tốt chiến lược quản lý thức ăn với quản lý sức khỏe nhằm đạt được giá thành sản xuất tốt nhất. Những thiệt hại nghiêm trọng trong ương tôm giai đoạn ấu trùng thường là hậu quả của sự lây nhiễm các loại mầm bệnh vi khuẩn, trong đó có nhiều loài thuộc họ Vibrionaceate. Bệnh do vi khuẩn Vibrio thường xảy ra trong tháng ương nuôi đầu tiên và có thể gây chết đến 50% tôm giống.

Trong giai đoạn đầu, phần lớn tôm giống được ương với mật độ cao và cho ăn vi tảo sống để tăng cường dinh dưỡng, nâng cao tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống sót của ấu trùng. Các loại thức ăn sống như tảo, trùng bánh xe hay artemia thường được nuôi tại chỗ trong những điều kiện thiếu kiểm soát. Các phương tiện nuôi chúng chính là nơi các vi khuẩn mầm bệnh có thể sinh sôi và tập trung với mật độ cao.

Xử lý bằng kháng sinh có thể hạn chế khả năng nhiễm bệnh của tôm giống, nhưng điều đó cũng có nguy cơ làm xuất hiện những loại mầm bệnh có khả năng kháng kháng sinh, do đó không thể tạo ra một quẩn thể sinh vật không nhiễm các loại bệnh thông thường.



Vì vậy, người ta ngày càng quan tâm nghiên cứu phát triển những quy trình ương nuôi ưu việt với các điều kiện vệ sinh đầy đủ, sử dụng các loại vi khuẩn có lợi (probiotics), các tiền vi khuẩn và các kích thích tố miễn dịch để kiểm soát dịch bệnh.

Tảo sống là thức ăn khó có thể thay thế, vì chúng chứa các thành phần dinh dưỡng và các nguyên tố chức năng quan trọng đối với ấu trùng tôm. Tảo sống có kích cỡ phù hợp và dễ được ấu trùng tôm hấp thụ. Trong tảo có nhiều carotenoid, phytosterol và các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự tăng trưởng của tôm giống. Để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn mầm bệnh kèm theo tảo sống, người ta đã làm tảo khô theo phương pháp đông lạnh (tảo đông khô) để bảo quản các chất dinh dưỡng cơ bản trong tảo.

TẢO ĐÔNG KHÔ

Để kiểm chứng công dụng của tảo đông khô, người ta đã thí nghiệm sử dụng riêng tảo đông khô và sử dụng tảo đông khô kết hợp với probiotics làm thức ăn để xác định tác dụng của chúng đối với sức tăng trưởng, tỷ lệ sống sót và khả năng chống chịu sức ép (stress) của hậu ấu trùng (PL) tôm chân trắng.

Cho tôm ăn theo 5 nghiệm thức thức ăn, mỗi nghiệm thức lặp lại 5 lần. Probiotics sử dụng trong thí nghiệm có nhãn hiệu AquaStar®Hatchery (Biomin, Áo).

• Tảo tươi sống (Chaetoceros) + chế độ ăn thức ăn công nghiệp (lô đối chứng);

• 2 ngày Chaetoceros + tảo đông khô (tảo FD) + chế độ ăn thức ăn công nghiệp (T1);

• 2 ngày Chaetoceros + tảo đông khô (tảo FD) + các chế độ ăn thức ăn công nghiệp + 3 gam probiotics/ngày (T2);

• 2 ngày Chaetoceros + các chế độ ăn thức ăn công nghiệp + 3 gam probiotics/ngày (T3);

• 2 ngày Chaetoceros + các chế độ ăn thức ăn công nghiệp + 30 gam probiotics/ngày (T4).

Ấu trùng (nauplii) tôm chân trắng do 1 cơ sở sản xuất giống đáng tin cậy cung cấp được thả ương trong bể 70 lít có chứa 50 lít nước mặn 30 phần nghìn, độ pH 8,18 và độ kiềm 110mg CaCO3/ lit. Nhiệt độ trong khoảng 25,8- 28,80C, mật độ thả khoảng 167- 201 ấu trùng/lít.



Ấu trùng tôm giai đoạn zoea P2 được cho ăn 7 bữa/ngày. Hậu ấu trùng tôm giai đoạn PL2-PL15 cho ăn 6 bữa/ngày. Tôm từ giai đoạn zoea được bắt đầu cho ăn thực vật phù du, còn từ giai đoạn ấu trùng mysis đến PL10 cho ăn Artemia.

Sử dụng thức ăn công nghiệp dạng bột cho đến giai đoạn P15. Thay nước cách ngày theo tỷ lệ 10%, 20% và 30% tương ứng ở các giai đoạn mysis, PL giai đoạn đầu và PL giai đoạn sau. Chất lượng nước được quản lý theo điều kiện nuôi thích hợp nhất. Vi tảo Chaetoceros mật độ cao lấy từ phòng thí nghiệm được lắng và nuôi cấy bổ sung trong 3 ngày, sau đó lọc qua lưới mắt 50μL trước khi cho ấu trùng tôm ăn. Tảo đông khô công nghiệp và probiotic được phối trộn theo quy trình kỹ thuật chuẩn bị thức ăn riêng để ương nuôi ấu trùng tôm chân trắng.

Ấu trùng tôm được thử phản ứng chịu đựng stress amoniac (dung dịch chloride ammoniac 20 phần triệu trong 96 giờ). Đếm tổng khuẩn Vibrio trong môi trường đệm TCBS (không làm giàu) sau khi cấy 18 giờ và tính tỷ lệ sống sót của tôm qua các giai đoạn zoea 3, PL2 và PL15.

Kết quả thí nghiệm cho thấy sức hoạt động của tôm khi cho ăn tảo đông khô (T1) cũng tương đương với đối chứng; tỷ lệ sống ở lô này đạt 49,6% (mật độ 97 PL/ lit) so với 47,1% (79 PL/lít) ở lô đối chứng.

Việc bổ sung probiotic vào vi tảo (T2) đem lại tỷ lệ sống tốt nhất, bằng 56,1% (mật độ 112 PL/lít), trong khi nếu chỉ dùng probiotics (T3) tỷ lệ sống đạt thấp hơn, bằng 51% (103 PL/ lít). Trong lô T4, khi sử dụng probiotics với lượng nhiều gấp 10 lần so với mức khuyến cáo, tỷ lệ sống thấp nhất, chỉ bằng 45,8% (82,6 PL/lít).

Mặc dù T4 có tỷ lệ sống sót thấp nhất nhưng hậu ấu trùng tôm PL ở lô này lại có kích cỡ lớn nhất (Hình 1). Hình thức bên ngoài của tôm giống khỏe mạnh và đạt ngưỡng chống chịu stress ammoniac cao nhất, từ 12-24 giờ (Hình 2).

Tôm giống trong lô đối chứng kém linh hoạt nhất trong kiểm chứng stress ammoniac. Chúng rất nhạy cảm khi cho qua stress ammoniac hoặc cảm nhiễm mầm bệnh Vibrio spp.

Số lượng mầm bệnh Vibrio spp. đếm được trong các giai đoạn PL2 và PL15 ở lô cho ăn theo nghiệm thức 4 (T4) thấp hơn rõ rệt so với lô đối chứng (Hình 3). Đến giai đoạn PL15, probiotics có thể đã bộc lộ rõ tác dụng phòng chống các loại mầm bệnh Vibrio, làm giảm rõ rệt số lượng vi khuẩn Vibrio trong môi trường nước.

Nguồn tin: Trung Mai dịch Aquaculture Asia Pacific Magazine, 5,6/ 2013, Tạp chí Thương mại Thủy sản. http://vietfish.org/20130830031251290p48c61/ket-hop-probiotics-de-nang-cao-hieu-qua-su-dung-vi-tao-t...

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi