FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadt20 nam Environ-ACGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Kết hợp các loại khoáng cho môi trường ao nuôi tôm thẻ chân trắng có độ mặn thấp

Tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei đã và đang dần thay thế tôm sú Penaeus monodon trong ngành nuôi tôm công nghiệp. Một trong những lý do của sự thay đổi này là vì trong thực tế, tôm thẻ chân trắng có thể nuôi với mật độ cao hơn và ít phải thay nước hơn, điều này giúp tăng tính an toàn sinh học.

Mặc dù độ mặn tối ưu của tôm thẻ chân trắng trong khoảng 10-25 ppt, tuy nhiên chúng là một loài có khả năng thích nghi với phổ độ mặn khá rộng, từ 0 đến 50 ppt.

Môi trường có độ mặn thấp tạo nên áp suất thẩm thấu giữa cơ thể tôm với môi trường xung quanh dẫn đến tình trạng nước tự động hấp thu qua mang và đường ruột. Độ mặn thấp khiến tôm khó hấp thu khoáng đa lượng từ nước.

Một giải pháp cho vấn đề trên là bổ sung các loại khoáng vào thức ăn.

Tuy nhiên các loại khoáng đa lượng dễ bị rửa trôi trong nước. Do đó, một hỗn hợp khoáng chất đặc biệt đã được cải tiến, hỗn hợp khoáng này tăng khả năng lưu giữ trong viên thức ăn và tôm vẫn có thể sử dụng. Một thử nghiệm kiểm tra tốc độ tăng trưởng của tôm cho thấy khi bổ sung khoáng vào thức ăn thì khả năng phát triển của tôm rất tốt cho dù môi trường ao nuôi có độ mặn thấp.

Tỷ lệ khoáng chất bị rửa trôi từ viên thức ăn

Trong thử nghiệm thứ nhất, 11 chế độ ăn được bổ sung hỗn hợp các loại khoáng (P2O5, Mg, Ca, K, Na). Trong đó, 98% các thành phần được sử dụng là giống nhau, 2% còn lại là các loại khoáng được bổ sung.

Bỏ 12 mẫu thức ăn (gồm 11 mẫu được bổ sung hỗn hợp các loại khoáng và 1 mẫu không bổ sung – mẫu đối chứng) vào nước có độ mặn 0 ppt ở nhiệt độ 250C trong 1 tiếng. Hàm lượng các khoáng chất trong thức ăn được đo trước và sau khi bị rửa trôi.

Kết quả cho thấy, các khoáng P2O5, Mg, Ca trong tất cả chế độ ăn bị rửa trôi trên 68%, thậm chí là 100% trong ba chế độ ăn. Trong khi đó, khoáng K và Na ít bị rửa trôi nhất. Tỷ lệ khoáng K bị rửa trôi trung bình là 30%. Tỷ lệ khoáng Na bị rửa trôi cao nhất là 57% chỉ trong một chế độ ăn và trung bình là 45% so với mẫu đối chứng.

Rõ ràng là khoáng K và Na có khả năng lưu trong các hạt thức ăn tốt hơn so với ba loại khoáng còn lại.

Khả năng hòa tan của các khoáng chất và khả năng tiêu hóa khoáng chất của tôm

Tỷ lệ rửa trôi thấp (tức khả năng lưu giữ cao) cũng có thể dẫn đến độ hòa tan các khoáng thấp, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa các khoáng chất của tôm. Do đó cần tiến hành kiểm tra khả năng tiêu hóa các loại khoáng chọn lọc kèm theo tốc độ phát triển của tôm. Kết quả đã thể hiện rõ trong bảng 1, khả năng tiêu hóa các khoáng chất chọn lọc không phải là vấn đề. 



Vật liệu và phương pháp

Từ thử nghiệm thứ nhất, chọn ra nhóm khoáng có khả năng lưu giữ tốt trong thức ăn để sử dụng cho thử nghiệm thứ hai. Bốn nghiệm thức là bốn chế độ ăn khác nhau với các viên thức ăn được nghiền nhỏ có đường kính 2 mm.

Tôm thẻ chân trắng được nhập từ Thái Lan và nuôi đạt trọng lượng 2 gram. Sau đó chuyển tới trung tâm nghiên cứu CreveTec-AFT tọa ở Venray và chia tôm thành 20 phần (mỗi phần có thể tích 150L) trong hai bể lớn riêng biệt. Nuôi thích nghi với độ mặn thấp trong vài tuần.

Mỗi bể được kết nối với hệ thống biofloc để kiểm soát và cân bằng chất lượng nước trong 20 phần tôm. Một bể được nuôi ở độ mặn 10 ppt và các các nghiệm thức được lặp lại ba lần, bể còn lại là 5 ppt và các nghiệm thức được lăp lại hai lần.

Mỗi phần được trang bị một máy cho ăn. Lượng thức ăn được điều chỉnh hằng ngày đến khi đạt được tốc độ phát triển và trọng lượng dự kiến.

Kết quả

Cho tôm ăn liên tục trong suốt hai tuần đầu (bảng 2). Tốc độ phát triển rất tốt ở tất cả các nghiệm thức (kể cả các lần lặp lại). Tỷ lệ chênh lệch của tốc độ phát triển trung bình giữa độ mặn 10 và 5 là 4.3%.

Chế độ ăn thứ 2 và 4 có triển vọng nhất. Ở chế độ ăn thứ 4, tốc độ phát triển không có sự khác biệt giữa các độ mặn.

Các kết quả này cho thấy, tôm thẻ chân trắng có thể sinh trưởng, phát triển tốt trong môi trường có độ mặn thấp được bổ sung khoáng chất vào khẩu phần ăn.



Ở tuần thứ 3 và 4, giảm tần suất cho ăn chỉ còn 4 lần/ngày. Điều này làm cho khả năng hấp thu thức ăn của tôm chậm hơn, sự tương tác giữa thức ăn và nước kéo dài hơn và tỷ lệ chất khoáng bị rửa trôi cao hơn. Độ mặn của bể thứ 2 bị giảm xuống còn 4 ppt.

Tần suất cho ăn đã ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ phát triển và giảm còn 1.25 g/tuần (bảng 3).

Độ mặn thấp không ảnh hưởng tiêu cực đến tôm vì có thể tôm đã thích nghi với điều kiện môi trường này. Tốc độ phát triển tốt nhất ở chế độ ăn thứ 3.



Tuần thứ 5 và 6, tần suất cho ăn giảm còn 2 lần/ngày. Để có thể thấy rõ ảnh hưởng của sự rửa trôi chất khoáng đến tốc độ phát triển, cần điều chỉnh cách cho ăn trong thí nghiệm ở bể thứ nhất: 4 phần được cho ăn bình thường; 4 phần tiếp theo ngâm thức ăn trong nước ngọt 1 tiếng trước khi cho ăn; 4 phần còn lại ngâm thức ăn trong nước có độ mặn 10 ppt 1 tiếng trước khi cho ăn (bảng 4).



Bảng trên cho thấy sự rửa trôi các chất khoáng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của tôm. Chất khoáng bị rửa trôi trong nước có độ mặn 10 ppt (trong thời gian 1 tiếng) làm giảm 15% tốc độ tăng trưởng và trong nước ngọt làm giảm 33%.

Kết quả tổng quát tốc độ tăng trưởng từ tuần thứ nhất đến tuần thứ sáu 

Độ mặn thấp gây ảnh hưởng tiêu cực tới tốc độ phát triển của tôm.

Tốc độ phát triển tốt nhất đạt được ở chế độ ăn thứ 2 với độ mặn là 10 ppt và các độ mặn thấp hơn.



Kết luận

Môi trường ao nuôi có độ mặn thấp và việc giảm tần suất cho ăn đã ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ phát triển và tỷ lệ sống của tôm.

Bổ sung các loại khoáng vào thức ăn giúp tôm duy trì tốc độ phát triển kể cả trong điều kiện độ mặn thấp.

Nguồn khoáng ở chế độ ăn thứ 2 tốt nhất cho tôm ở cả môi trường ao nuôi có độ mặn 10 ppt hay các độ mặn thấp hơn.

Dựa vào các kết quả trên, công ty Prayon và trung tâm nghiên cứu CreveTec đã hợp tác tạo ra một hỗn hợp các loại khoáng chất đặc biệt.

Nguồn: Eric De Muylder, Leon Claessens & Frederic Martens; Inclusions of Mineral premix for low-salinity culture of Litopenaeus vannamei, PrayonSA, Rue J Wauters144, 4480 Engis, Belgium.

 Người dịch: KS. Lưu Thị Hạnh - Công ty VinhthinhBiostadt

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi