FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadt20 nam Environ-ACGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Đánh giá các phương pháp gây mê trong nuôi tôm vùng nhiệt đới


Tôm nuôi khi bị sốc nhiệt nhanh thường xảy ra hiện tượng chết giả. Việc sốc bằng điện có thể là một lựa chọn tốt hơn.



Tôm thẻ chân trắng được ngâm trong nước đá để gây mê. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét các chỉ số sinh lý khi đánh giá sự an toàn của tôm nuôi trong quá trình gây mê.

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ (NGO) đã xem xét khả năng động vật giáp xác có thể cảm nhận được nỗi đau khi bị tác động. Một vài tài liệu đã chứng minh lý thuyết, động vật giáp xác có thể cảm nhận được kích thích có hại và thay đổi hoạt động của chúng cho phù hợp trong thời gian ngắn hoặc dài.

Mặc dù chưa có thống nhất về lý thuyết, nhưng các bằng chứng củng cố độ tin cậy ngày càng tăng và ở một số nơi, chính phủ đang thông qua các quy định mới để bảo vệ sự an toàn của động vật giáp xác tại thời điểm thu hoạch.

Khi nuôi tôm, cá, hay bất kì loài giáp xác nào khác, các bước giữa thu hoạch và chế biến có thể gây căng thẳng và đau đớn cho vật nuôi. Do đó, vật nuôi nên được gây mê càng nhanh càng tốt (ngay sau khi thu hoạch) để đảm bảo an toàn cho chúng.

Tôm được gây mê và chế biến thường được thực hiện thủ công. Tiến hành gây mê tôm nuôi bằng việc sốc nhiệt như ngâm tôm trong nước muối với nhiệt độ dưới 4 độ C (nước đá hoặc đá bùn). Điều này giúp bảo quản, duy trì chất lượng của tôm và giảm thiểu sự tiếp xúc với những căng thẳng bằng cách giảm cảm nhận giác quan của chúng. Phương pháp này được tán thành bởi Hiệp hội Hoàng gia về phòng chống tàn ác đối với động vật (RSPCA) như là một phương pháp nhân đạo cho việc gây mê tôm nhiệt đới.

Thời gian ngâm tối thiểu khoảng 20 phút nhằm đảm bảo hoạt động của tôm bị tê liệt. RSPCA xem xét và cho rằng động vật mất khả năng cảm thấy đau khi thực hiện như trên. Tuy nhiên, bằng chứng về tác động của sốc nhiệt trên hệ thần kinh trung ương (CNS) của tôm vẫn rất ít và không rõ ràng về thời gian. Không xác định được khoảng thời gian nào nó thực sự làm cho vật nuôi ngừng cảm nhận kích thích từ bên ngoài sau khi ngâm.

Bố trí thí nghiệm

Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Kentucky (phối hợp với Tập đoàn Seafresh) tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của hai phương pháp gây mê khác nhau đối với sự tồn tại của ba loài giáp xác, bao gồm tôm thẻ chân trắng nhiệt đới.

Tôm bị gây mê bằng phương pháp sốc nhiệt hoặc sốc điện. Cả hai phương pháp trên có thể được coi là những kích thích độc hại có thể gây ra căng thẳng hoặc đau đớn. Ảnh hưởng của việc tiếp xúc những kích thích này trong mạch thần kinh cảm giác đã được đo và ghi nhận lại. Trong tôm, tim là hệ thần kinh, có nghĩa là sự hiện diện và tỷ lệ nhịp đập của tim là biểu hiện của chức năng thần kinh. Do đó, những thay đổi về nhịp tim thông qua điện tâm đồ (ECG) được đo lường như một chỉ số về tác động của hai phương pháp gây mê trên CNS.

Kết quả

Chỉ số ECG của tôm có trọng lượng 24 gram cho thấy rằng trước khi tiếp xúc với lạnh, sự co thắt của đuôi tôm làm tăng nhịp tim. Khi ngâm trong nước đá, nhịp tim bắt đầu giảm ngay lập tức. Sau 5 đến 30 giây ngâm, sự co thắt không ảnh hưởng đến nhịp tim nữa và cuối cùng tim ngừng đập. Sau một vài phút ngâm trong nước đá, nhịp tim của tôm trở lại trạng thái bình thường như trong nước ấm (Hình 1) Hơn nữa, nó cũng chứng minh rằng tình trạng tôm búng trúng nhau xảy ra thường sau 45 giây đến 1 phút ngâm, nó giống như phản xạ không điều kiện vì được phát trong trường hợp tôm không có nhịp tim và ngay cả khi khối tế bào trung tâm được lấy ra khỏi cơ thể vật nuôi.



Hình 1 - Thể hiện biểu đồ điện tâm đồ (ECG) của tôm khi ngâm trong nước đá (dưới 4 độ C) và trong quá trình phục hồi. (A) Biểu đồ thể hiện điện tâm đồ (ECG) trước và sau khi tiếp xúc nhanh với nước đá sau đó quay trở lại nước ấm. (B) Thể hiện tốc độ thay đổi rất nhanh của nhịp tim khi ngâm trong nước đá. Ngoài ra, thể hiện sự giảm nhanh chóng trong biên độ của tín hiệu. Tôm được chuyển từ bể nước bình thường (30,5 độ C) đến bể chứa nước đá (dưới 0,4 độ C) trong vòng 2 giây. Biểu đồ của điện tâm đồ (ECG) sau khi được ngâm trong nước đá 1 phút và 30 giây được hiển thị (C). Khi di chuyển tôm từ nước đá trở lại nước ấm thì tốc độ và biên độ nhanh chóng phục hồi (D). Tất cả các biểu đồ trên được hiển thị với cùng tín hiệu nhưng quy mô và thời gian khác nhau được thể hiện như hình minh họa.

Nghiên cứu cũng đánh giá khả năng của việc sử dụng điện như là một phương pháp để gây mê. Gây mê bằng điện được thực hiện bằng cách sử dụng một thiết bị đơn giản sử dụng một nguồn AC. Sau khi sốc điện 10 giây, nhịp tim giảm và tôm không phản ứng. Tôm hồi phục sau cú sốc điện vài phút nhưng nhịp tim trở nên bất thường. Một thử nghiệm khác đã được tiến hành riêng biệt (báo cáo chưa được công bố bởi Tiến sĩ Jeff Lines, 2016) sử dụng phương pháp gây mê bằng điện tiên tiến hơn và bằng cách đánh giá hoạt động của vật nuôi. Sau 5 giây sốc điện, tôm nuôi giảm phản ứng ngay sau đó.

Kết quả của những thí nghiệm cho thấy tôm thẻ bị sốc nhiệt mê trong vài giây và là một phương pháp hiệu quả để duy trì điều kiện an toàn của vật nuôi trước khi đem đi chế biến. Các thí nghiệm của trên đã khẳng định sốc điện có tiềm năng trở thành một phương pháp hiệu quả để gây mê cho tôm. Cần nghiên cứu thêm để tối ưu hóa các thông số cho việc gây mê bằng điện, có thể thay đổi theo loại thiết bị, kích thước của động vật, giai đoạn lột xác của chúng và để hiểu tác dụng của nó trên CNS.

Khoảng thời gian tiếp xúc với nhiệt độ lạnh để làm cho động vật bị gây mê cần phù hợp với kích thước của tôm. Tôm lớn cần thời gian tiếp xúc lâu hơn. Độ dài thời gian ngâm cũng khác nhau tùy thuộc vào mục đích gây mê hoặc làm chết tôm. Thời gian ngâm trong nước lạnh ngắn hơn có thể dẫn đến tình trạng đảo ngược sự gây mê, cần phải thực hiện thêm một bước giết mổ riêng biệt (ví dụ như nấu hoặc). Thời gian tiếp xúc lâu hơn với nước lạnh có thể giết chết chúng trong một bước.



Kết luận

Sốc nhiệt và sốc điện cho thấy các ưu điểm khác nhau tùy thuộc vào cách thức thu hoạch và quy trình chế biến. Dự đoán rằng các nhà sản xuất sử dụng phương pháp gây mê kết hợp với việc xử lý thủ công tôm có thể được hưởng lợi từ việc sử dụng phương pháp gây mê bằng điện để tăng tốc quá trình thu hoạch và chế biến, đặc biệt là trong quá trình thu hoạch tôm lớn.

Việc sử dụng sốc điện để thay thế sốc nhiệt có thể cải thiện tính nhất quán và độ tin cậy của quá trình gây mê, giảm thời gian, năng lượng cần thiết để sản xuất và vận chuyển nước đá. Tuy nhiên, các trang trại sử dụng phương pháp thu hoạch cơ học và bỏ tôm vào nước đá nơi tôm được giữ cho đến khi chết và đó là phương pháp sốc nhiệt hiệu quả cho việc đảm bảo an toàn cho vật nuôi.

 
Ngoài ra, nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét các chỉ số sinh lý khi đánh giá sự an toàn của động vật trong quá trình gây mê. Khi nuôi tôm vùng nhiệt đới, việc giải thích các hoạt động riêng lẻ dễ gây hiểu nhầm trong việc đánh giá nhận thức của các kích thích độc hại.

Nguồn: Elena Piana, Dr. Dominique Gautier và Dr. Robin Coope, Evaluating stunning methods in tropical shrimp aquaculture. Global Aquaculture Advocate, November, 2018.

Người dịch: Kỹ sư Châu Ngọc Sơn - Công ty Vinhthinh Biostadt

 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi